Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

29/01/2022
743
Views

Thưa luật sư; Em hiện là sinh viên; Em có một câu hỏi mong luật sư tư vấn ạ: Em muốn có thông tin về một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng ạ?

Em xin cảm ơn!

Những thắc mắc của bạn sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý 

Luật cạnh tranh số 2018

Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh hiện nay; Điều 45 của Luật cạnh tranh số 2018 đã quy định như sau:

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế

Trên thực tế; hành vi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng rất đa dạng; phức tạp; khó phát hiện; nhận biết và quy kết. Vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng

Ví dụ như; tình trạng các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhằm mục đích tăng thị phần huy động vốn của mình. Để thực hiện được điều này; các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư; mà không tính đến hiệu quả kinh tế mà sâu xa là gây mất an toàn hệ thống. Vì vậy; nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ sở sự tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận; thì đây là cạnh tranh lành mạnh.

Hay hình thức áp dụng các khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể; so với lãi suất cho người vay các khu vực khác; hoặc hành vi cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm có hại cho các tổ chức tín dụng khác như sử dụng tên gọi, logo, chỉ dẫn địa lý để gây nhầm lẫn với các tổ chức tín dụng nước ngoài, khiến khách hàng tưởng dịch vụ đó do tổ chức tín dụng nổi tiếng cung cấp,…cũng bị xem là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Việc cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn; giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch vụ dưới chi phí; cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản; nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn… cũng được xem là một biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? 

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa như sau: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Định nghĩa này có một số điểm khác biệt so với định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004, theo đó: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gãy thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.