Hiện nay tình trạng bán thực phẩm bẩn; thực phẩm kém chất lượng ngày càng nhiều khiến người tiêu dùng vô cùng lo ngại ảnh hưởng của các loại thực phẩm này đến sức khỏe của mình và gia đình. Vậy theo quy định hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.
Hành vi bán thực phẩm bẩn là hành vi phạm pháp luật
Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010; quy định an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe; tính mạng con người.
Thực phẩm bẩn là tên gọi khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn; và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người; thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội; tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng có thể phòng tránh; bằng cách cẩn thận trong chọn mua và nấu nướng hàng ngày. Nên xem xét nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm cũng như tìm mua từ những nơi tin cậy uy tín; để tránh dùng phải thực phẩm không an toàn gây nguy hại cho sức khỏe; nghiêm trọng hơn là gây ngộ độc thực phẩm.
Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh thực phẩm bẩn gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác; thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào theo quy định?
Mức phạt hành chính hành vi bán thực phẩm kém chất lượng
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
“Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức”
Hành vi sử dụng, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt như sau:
– Phạt tiền 20-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất; chế biến thực phẩm; mà có chỉ tiêu ATTP không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…
– Phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng…
– Phạt tiền 80-100 triệu đồng đối với người sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh; hoặc động vật bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là mức phạt cho cá nhân; nếu tổ chức vi phạm hành vi này thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi.
Ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung; như đình chỉ hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ một tháng đến sáu tháng; giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ một tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, buộc tiêu hủy các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bán thực phẩm kém chất lượng
Hành vi bán thực phẩm kém chất lượng không đủ điều kiện đảm bảo về an toàn thực phẩm gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nghiêm trọng thì bị truy cứu hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
…
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
…
Mời bạn xem thêm
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?
- Thực phẩm đóng hộp không đảm bảo chất lượng xử phạt thế nào
- Điều kiện, thủ tục kinh doanh thực phẩm hàng đông lạnh
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi bán thực phẩm bẩn bị xử lý thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
– Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
– Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
– Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo quy định trên thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 15 ngày.
Sự cố về an toàn thực phẩm có thể hiểu là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.