Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa xử phạt ra sao?

09/10/2021
Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa xử phạt ra sao?
313
Views

Vừa quan Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 7 đối tượng về có hành vi xúc phạm, hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa. Vậy hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Các đối tượng gồm: Nguyễn Tuấn Hoài, Danh Phú, Lý Hưng, Danh Tỷ; Nguyễn Văn An, Lý Hùng Thanh, và Danh Thị Ngọc Thạch; cùng ngụ phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá.

Sự việc xảy ra vào ngày 18/9; sau khi tụ tập uống rượu còn sót lại trong keo rượu thuốc; Hoài và Phạm Phú Liêu (28 tuổi); đi bộ ra chốt trực khu phong tỏa ở đầu hẻm số 77 đường Huỳnh Mẫn Đạt; phường Vĩnh Lạc có lời lẽ xúc phạm và hăm dọa lực lượng trực chốt tại đây. Lý do là nhiều lần mua rượu; bia vào khu vực phong tỏa nhưng đều bị bảo vệ trực chốt ngăn cản. Thấy 2 người đã say rượu nên lực lượng trực chốt yêu cầu trở về nhà.

Tuy nhiên, Hoài tự ý đi ra ngoài khỏi khu vực phong tỏa; tiếp tục dùng lời lẽ xúc phạm, hăm dọa lực lượng nên một cán bộ công an giữ lại. Lúc này, các đối tượng còn lại xông ra ngăn cản, chửi bới gây mất an ninh trật tự.

Công an phường Vĩnh Lạc đã cử lực lượng xuống hiện trường; mời các đối tượng này về trụ sở Công an và làm xét nghiệm RT-PCR; trong đó, có 1 đối tượng dương tính với SARS-CoV-2; nên cơ quan chức năng đã đưa đi điều trị, các đối tượng còn lại đưa đi cách ly tập trung.”

Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa là hành vi chống người thi hành công vụ

Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau

 “Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Theo quy định trên lực lượng trực chốt khu phong tỏa; là người thi hành công vụ khi đang thực hiện việc giám sát bảo đảm người dân thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa; thể hiện được hành động đe dọa đến người thi hành công vụ. Vì vậy hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa; được coi là hành vi chống người thi hành công vụ ; tùy theo mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt khác nhau.

Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa

Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa; có thể bị xử phạt hành chính nếu chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng; căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CPquy định xử phạt như sau:

“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

…….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Pht tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;”

Như vậy theo quy định trên hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa

Với mức độ và tính chất nguy hiểm, hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa gây hậu quả nghiêm trọng; người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 330 theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa có thể bị phạt tù về tội chống người thi hành công vụ

” Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy hành vi hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa có thể bị phạt tù về tội chống người thi hành công vụ với hành vi đe dọa dùng vũ lực với người thi hành công vụ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Và có thể đối mặt với mức tù từ 02 năm đến 07 năm với tính chất nguy hiểm hơn như có tổ chức, phạm tội nhiều lần…

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hăm dọa lực lượng trực chốt khu phong tỏa xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức nhậu nhẹt trong khu cách ly bị phạt ra sao?

Trong khu cách ly nhiều trường hợp đã tổ chức ăn nhậu bất chấp quy định phòng chống dịch. Hành vi này có thể bị xử phạt theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả bị xử phạt ra sao?

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đối với hành vi làm giả phiếu kết quả xét nghiệm COVID-19, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nếu tẩy, sửa trực tiếp vào phiếu xét nghiệm có đóng dấu của cơ sở y tế thì đây là hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Người khu phong tỏa có được trực tiếp nhận đồ ăn giao đến không?

Công văn 2468/UBND-VX năm 2021 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTghướng dẫn đối với các khu phong tỏa:
Thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức “đi chợ thay”. Như vậy người khu phong tỏa không được trực tiếp nhận đồ ăn giao đến mà phải liên hệ, hỏi ý kiến lực lượng trực chốt ở đó để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời