Đánh cán bộ kiểm dịch có bị phạt tù không theo quy định pháp luật?

19/09/2021
Đánh cán bộ kiểm dịch có bị phạt tù không theo quy định pháp luật?
431
Views

Trông thời gian gần đây diễn biến dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp. Trước bối cảnh đó, các cấp chính quyền đã phải ban hành ra các phương án và biện pháp phòng chống dịch bệnh và yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc để sớm ngày khống chế được dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trường hợp bất chấp những quy định trên và vi phạm các biện pháp phòng dịch này. Chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết dưới đây một vụ việc có liên quan về một người phụ nữ đã thực hiện hành vi đánh cán bộ kiểm dịch.

Tóm tắt vụ việc:

Nguyễn Thị Lợi, 43 tuổi; đã đánh cán bộ trong tổ kiểm soát dịch Covid-19 khi chồng không được qua chốt.

Theo điều tra, khoảng 17h ngày 5/9; chồng Lợi đi xe máy đòi qua chốt kiểm soát Covid-19 ở cửa khẩu ngõ 75 Ngọc Thuỵ, song bất thành do không có giấy đi đường. Lợi sau đó nhận được điện thoại “cầu cứu” của chồng nên đi bộ ra chốt; chửi bới tổ công tác.

Dù được giải thích, Lợi vẫn lớn tiếng và xông vào đánh một cán bộ trong tổ công tác. Chị này bị khống chế tại chỗ và đưa về công an phường làm rõ.

Tại cơ quan điều tra, cảnh sát xác định nồng độ cồn trong hơi thở của Lợi là 0,724 miligam/lít khí thở.

Vậy hành vi đánh cán bộ kiểm dịch này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 208/2013/NĐ-CP

Hành vi đánh cán bộ kiểm dịch bị khép vào tội gì?

Trước hết ta xác định hành vi đánh cán bộ kiểm dịch này là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Cụ thể ở đây đối tượng đã có biểu hiện dùng vũ lực với cán bộ kiểm dịch; yêu cầu được đi qua chốt kiểm dịch dù không có giấy đi đường.

Do vậy có thể thấy hành vi đánh cán bộ kiểm dịch này một hành vi chống đối người thi hành công vụ.

Theo Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP; quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao

Ngoài ra, tại điều 330, BLHS 2015 cũng có quy định về tội danh chống người thi hành công vụ này. Vì vậy, đối tượng có biểu hiện đánh cán bộ kiểm dịch này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trên.

Cấu thành tội phạm tội chống người thi hành công vụ

Nếu hành vi đánh cán bộ kiểm dịch có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ cụ thể như sau:

Khách thể tội chống người thi hành công vụ

Đối tượng bị xâm phạm là việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ; và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ; quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng,…).

Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp; mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.

Nếu người thi hành nhiệm vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

Mặt khách quan tội chống người thi hành công vụ

Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:

+ Dùng vũ lực có thể hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém,…). 

+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói; cử chỉ có tính răn đe; uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi; phải chấm dứt việc thực thi công vụ…Sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế; ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng; quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hành của họ.

+ Các thủ đoạn khác như là hành vi bôi nhọ; vu khống, đe dọa sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Cụ thể ở trường hợp này người vi phạm đã có hành vi sử dụng vũ lực với người thi hành công vụ: đánh cán bộ kiểm dịch.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình; hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.

Mặt chủ quan tội chống người thi hành công vụ

Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ; hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật; có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.

Ví dụ như biết hành vi ra đường không có lý do chính đáng, không có giấy đi đường trong lúc giãn cách xã hội là sai nhưng vẫn cố tình có hành vi chống đối lực lượng chức năng, đánh cán bộ kiểm dịch.

Chủ thể tội chống người thi hành công vụ

Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Hành vi đánh cán bộ kiểm dịch có bị phạt tù không?

Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm hành vi đánh cán bộ kiểm dịch sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi đánh cán bộ kiểm dịch

Theo các quy định trên; hành vi vi phạm trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay; chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra; kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra; kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự; nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra; kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành nhiệm vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Kết luận

Như vậy nếu hành vi đánh cán bộ kiểm dịch có mức độ vi phạm nhẹ chưa đến mức xử lý hình sự; hoặc chưa có đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm hình sự thì đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định ở trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh cán bộ kiểm dịch

Điều 330, BLHS 2015 về tội chống người thi hành công vụ quy định như sau về các khung hình phạt:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Kết luận

Như vậy nếu hành vi đánh cán bộ kiểm dịch có mức độ vi phạm nặng, có đầy đủ các yếu tố cấu thành trách nhiệm hình sự, hoặc vi phạm được lặp lại nhiều lần với thái độ hung hãn không chịu hợp tác với cơ quan chức năng… thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định như trên. Mức án cao nhất lên tới 7 năm tù giam.

Hành vi đánh cán bộ kiểm dịch khi không tỉnh táo có được giảm nhẹ tội?

Với trường hợp này, đối tượng khi thực hiện hành vi vi phạm được xác định nồng độ cồn trong hơi thở là 0,724 miligam/lít khí thở. Như vậy với tình tiết này; đối tượng có được giảm nhẹ tội không khi được xác định là thực hiện hành vi đánh cán bộ kiểm dịch khi không tỉnh táo.

Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Ngoài ra, người say do dùng rượu, bia; hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Không giống như việc mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, người bệnh không thể phòng tránh được. Việc say rượu, bia hoặc do dùng chất kích thích khác có thể phòng tránh trước.

Vì vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội trong trường hợp say rượu do dùng rượu, bia; hoặc chất kích thích mạnh khác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông chốt Covid-19 gây thương tích cán bộ bị xử lý ra sao?
Hành vi nổ súng gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người bị xử lý ra sao?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đánh cán bộ kiểm dịch có bị phạt tù không theo quy định pháp luật?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính khi say bị xử lý như thế nào?

Một trong những hành vi nghiêm cấm của pháp luật giao thông đường bộ là điều khiển phương tiện trong tình trạng say. Khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo Nghị định 100/2019/NP-CP của Chính phủ. Để ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm đến an toàn giao thông này. Việc ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính là chống người thi hành công vụ. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, ra ngoài khi không cần thiết bị xử phạt như thế nào?

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, những đối tượng có hành vi vi phạm này sẽ bị phạt tiền tối đa lên tới 3 triệu đồng.

Không khai báo y tế bị xử phạt bao tiền?

Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh thì theo điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời