Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước như thế nào?

17/10/2023
Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước
467
Views

Hạch toán là quá trình ghi chép và phân loại các giao dịch kinh tế vào các tài khoản tài chính của một doanh nghiệp hay tổ chức. Qua quá trình hạch toán, ta có thể xác định và theo dõi các thông tin tài chính, bao gồm thu nhập, chi phí, tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Vậy hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước được pháp luật quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 39/2019/TT-BTC.

Một số quy định về điều chỉnh giảm doanh thu

Khi doanh thu giảm, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm doanh thu. Khi điều chỉnh giảm doanh thu, kế toán cần phải tìm hiểu trước các quy định pháp luật cũng như phải đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của các khoản điều chỉnh. Dưới đây là quy định pháp luật về điều chỉnh giảm doanh thu đối với các khoản chiết khấu thương mại, hàng hóa,…

Theo quy định pháp luật, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người mua và người bán đã khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì người mua và người bán phải lập biên lai điều chỉnh giảm hoặc tăng có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ lỗi. Riêng người bán sẽ lập hạch toán hóa đơn điều chỉnh.

Đối với các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ với tiêu thụ sản phẩm thì kế toán cần thực hiện hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.

Đối với hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ ở các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, trả hàng hoặc giảm giá thì kế toán điều chỉnh theo nguyên tắc:

  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, ghi giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ trước.
  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì kế toán ghi giảm doanh thu của kỳ sau.

Các tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm

Khi hạch toán, kế toán sẽ phát hiện những tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm như phát hiện hóa đơn viết sai, doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại,… Những tình huống này, kế toán viên phải tiến hành điều chỉnh. Nếu không điều chỉnh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Dưới đây là các tình huống cụ thể về phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm.

Khi phát hiện hóa đơn điều chỉnh giảm viết sai

Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,…

Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.

Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.

Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại

Trong khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2019/TT-BTC đã quy định trường hợp doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh giảm khi số tiền chiết khấu lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thương mại kèm theo bảng kê khai các số hóa đơn, số tiền và số thuế cần phải điều chỉnh.

Tại Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ không được ghi dấu âm. Nhưng hiện tại, trong Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định hóa đơn điều chỉnh được phép sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm đúng với thực tế khi giá trị trên hóa đơn có sai sót.

Trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng

Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.

Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước
Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước

Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước

Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước là vấn đề được nhiều quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay. Vì khi doanh nghiệp có nhiều chi phí được trừ mà không hạch toán điều chỉnh giảm thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Do đó, kế toán viên phải tiến hành điều chỉnh giảm chi phí. Dưới đây là quy định pháp luật về hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước.

Chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng thực tế

Trường hợp hàng hóa, sản phẩm đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua (người mua ở đây không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) thì kế toán cần ghi tại khoản giảm giá cho người mua là:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

       Có các TK 111, 112, 131,…

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã phải chiết khấu thương mại, giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ ghi là:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

       Có các TK 111, 112, 131,…

Hàng bán bị trả lại

Cách để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với hàng bị trả lại như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽ ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 155 – Thành phẩm.

Nợ TK 156 – Hàng hóa.

      Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

  • Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ sẽ ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng đối với hàng hóa.

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất đối với sản phẩm.

       Có TK 632 – Giá vốn hàng hóa.

  • Trường hợp hàng hóa, sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ ghi:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT).

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT hàng bị trả lại).

       Có các TK 111, 112, 131,…

  • Trường hợp hàng hóa, sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại sẽ ghi là:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

       Có các TK 111, 112, 131,…

  • Nếu các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại thì ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.

      Có các TK 111, 112, 141, 334,…

Kết chuyển cuối kỳ

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

      Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí năm trước đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ghi nhận chi phí khi chưa đến kỳ hạn thanh toán như thế nào?

Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

Ý nghĩa của loại tài khoản về các khoản chi phí là gì?

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của tổ chức tài chính vi mô và bao gồm:
– Chi hoạt động tín dụng.
– Chi hoạt động dịch vụ.
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Chi phí hoạt động khác.
– Chi phí quản lý.
– Chi phí dự phòng.
– Chi phí khác.
Cuối kỳ kế toán, số dư các tài khoản chi phí được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh” và không còn số dư.

Giá trị hạch toán trên tài khoản về các khoản chi phí khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được quy định như thế nào?

Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có- trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm).
Tất cả các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản doanh thu khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.