Trong quá trình quyết toán thuế, không phải tất cả các khoản chi phí sẽ được công nhận và trừ đi để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Có một số khoản chi phí bị loại khỏi quyết toán thuế, điều này có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia và luật thuế cụ thể. Các chi phí bị loại khi quyết toán thuế chẳng hạn như những chi phí không hợp lý, chi phí không đúng quy định,… Vậy hạch toán chi phí bị loại khi quyết toán thuế như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Chi phí là gì?
Các khoản chi phí không đủ căn cứ hoặc không có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị loại khi quyết toán thuế. Điều này bao gồm các khoản chi phí cá nhân không có tính chất kinh doanh, chi phí không được chứng từ đầy đủ và hợp lý. Trước khi tìm hiểu những chi phí nào bị loại, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của chi phí.
Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
Chi phí bị loại nào sau khi quyết toán thuế?
Các khoản chi phí vi phạm quy định hạn chế chi phí theo luật thuế có thể không được công nhận, ví dụ như các khoản chi phí không tuân thủ quy định về giới hạn chi phí quảng cáo, nhà hàng và du lịch hay các khoản chi phí không được đầy đủ chứng từ hợp lệ hoặc không có hợp đồng ký kết cũng có thể bị loại khỏi quyết toán thuế.
Chi phí được trừ là gì?
Khoản 5 Điều 1 của Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 14/2008/QH12, quy định về chi phí được trừ như sau:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoát đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định pháp luật.
Có phải tất cả các chi phí kế toán đều là chi phí được trừ không?
Không phải tất cả các chi phí ghi nhận trên sổ sách kế toán đều là chi phí được trừ vì:
- Chi phí ghi nhận trên sổ sách kế toán tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành.
- Còn chi phí được trừ hay chi phí không được trừ tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật về thuế (Luật thuế, Nghị định và các Thông tư thuế hướng dẫn liên quan).
Chi phí bị loại sau quyết toán thuế
Chi phí bị loại sau quyết toán thuế là chi phí đáp ứng đồng thời 3 điều kiện dưới đây:
- Các chi phí kế toán không đủ điều kiện là chi phí được trừ theo các quy định của pháp luật về thuế.
- Kế toán của doanh nghiệp chưa tập hợp và kê khai vào mục “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” khi làm tờ khai thuế TNDN nộp đến Cơ quan thuế.
- Cơ quan thuế kiểm tra thuế tại doanh nghiệp và phát hiện ra các khoản chi phí không được trừ chưa kê khai.
Để tránh bị loại chi phí khi quyết toán thuế, có thể dẫn đến hậu quả là các khoản phạt thuế của doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Nắm rõ, phân biệt quy định về kế toán và thuế về chi phí, đồng thời liên tục cập nhật kiến thức và thông tư thuế mới. Trong đó, 3 Thông tư chính về thuế TNDN bao gồm:
- Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018;
- Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015;
- Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014.
Chủ động tổng hợp số liệu chi phí không được trừ để đưa vào tờ khai thuế TNDN trước khi cơ quan thuế thực hiện kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nhằm giảm tối thiểu số chi phí bị loại sau quyết toán thuế – việc này giúp tối thiểu hóa các khoản phạt thuế.
Tư vấn các khoản chi phí được trừ và không được trừ với chủ doanh nghiệp để nhìn nhận những rủi ro phát sinh khi không loại chi phí không được trừ khi quyết toán thuế.
Hạch toán chi phí bị loại khi quyết toán thuế như thế nào?
Các chi phí bị loại khi quyết toán thuế được pháp luật quy định cụ thể, trong đó có những chi phí không hợp lý, chi phí không đúng quy định, chi phí đã được khấu trừ trước đó,… Nếu một khoản chi phí đã được khấu trừ trong các kỳ quyết toán thuế trước đó, nó không thể được khấu trừ lần nữa trong kỳ quyết toán thuế hiện tại. Dưới đây là cách hạch toán chi phí bị loại khi quyết toán thuế.
Kế toán có thể xem xét sơ đồ sau về cách thức xử lý chi phí không được trừ trong 2 trường hợp: Kế toán chủ động loại chi phí không được trừ và Cơ quan thuế phát hiện ra chi phí không được trừ (Chi phí bị loại sau quyết toán thuế).
Trường hợp kế toán phát hiện chi phí không được trừ trước khi Cơ quan thuế kiểm tra
Kế toán tổng hợp các khoản chi phí không được trừ vào tờ khai thuế TNDN, điền tổng chi phí không được trừ vào chỉ tiêu B4: “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Tờ khai 03/TNDN).
Đặc biệt lưu ý, kế toán không thực hiện bất cứ bút toán điều chỉnh kế toán nào khi tổng hợp số liệu chi phí không được trừ vì bản chất đây là các chi phí kế toán thực tế phát sinh của doanh nghiệp.
Trường hợp chi phí không được trừ sau quyết toán thuế
Khi cơ quan thuế đã thực hiện quyết toán tại doanh nghiệp và phát hiện ra các khoản chi không được trừ mà kế toán chưa chủ động loại ra khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN thì các chi phí này sẽ được nêu trong biên bản kiểm tra thuế của cơ quan thuế tại doanh nghiệp.
Khi đó, kế toán xử lý như sau:
- Không điều chỉnh hạch toán kế toán của các khoản chi phí bị loại sau quyết toán thuế.
- Xem xét điều chỉnh phần thuế TNDN phải nộp tăng thêm (nếu có) và phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo số liệu tại Biên bản kiểm tra thuế.
Lưu ý: Rất nhiều kế toán nhầm lẫn các chi phí bị loại sau quyết toán thuế và đưa vào hạch toán vào tài khoản chi phí khác (TK 811). Đây là cách hạch toán hoàn toàn sai và phản ánh sai bản chất chi phí.
Việc bị loại chi phí khi quyết toán dẫn tới 2 trường hợp sau: Không tăng thuế TNDN phải nộp và tăng thuế TNDN phải nộp.
Đối với những chi phí bị loại nhưng không tăng thuế TNDN phải nộp thì trường hợp này kế toán không cần xử lý gì thêm. Tuy nhiên cần lưu ý số lỗ được kết chuyển sang các năm sau để tính thuế TNDN sẽ thay đổi.
Đối với chi phí bị loại làm tăng thuế TNDN phải nộp và bị phạt chậm nộp thuế thì trường hợp này thường gặp ở hầu hết các doanh nghiệp là việc bị loại chi phí dẫn tới hậu quả là tăng thuế TNDN phải nộp của năm quyết toán thuế và phạt chậm nộp thuế TNDN tương ứng với số ngày chậm nộp theo biên bản kiểm tra thuế.
Khi đó, kế toán cần phải thận trọng xem xét đến tính trọng yếu của khoản thuế TNDN phải nộp bổ sung để xác định là điều chỉnh phi hồi tố hay hồi tố.
“Trọng yếu” trong kế toán được hiểu theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung như sau:
“Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính“.
Như vậy, căn cứ vào hướng dẫn nêu trên của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, kế toán cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về tính trọng yếu của khoản tiền thuế TNDN phải nộp thêm cho năm quyết toán thuế.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Hạch toán chi phí bị loại khi quyết toán thuế như thế nào? hoặc cung cấp dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị hạch toán trên tài khoản này là toàn bộ phần chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có- trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm).
Tất cả các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản doanh thu khác.
Các khoản chi phí được hạch toán trên các tài khoản:
– Tài khoản 801 – Chi phí hoạt động tín dụng.
– Tài khoản 811 – Chi phí hoạt động dịch vụ.
– Tài khoản 831 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Tài khoản 841 – Chi hoạt động khác.
– Tài khoản 851 – Chi phí quản lý.
– Tài khoản 881 – Chi phí dự phòng.
– Tài khoản 891 – Chi phí khác.
Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của tổ chức tài chính vi mô và bao gồm:
– Chi hoạt động tín dụng.
– Chi hoạt động dịch vụ.
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Chi phí hoạt động khác.
– Chi phí quản lý.
– Chi phí dự phòng.
– Chi phí khác.
Cuối kỳ kế toán, số dư các tài khoản chi phí được lập chứng từ kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh” và không còn số dư.