Theo quy định pháp luật, để trở thành giáo viên tiểu học thì bạn phải có bằng tốt nghiệp cao đăng sư phạm trở lên và một số chứng chỉ khác. Ngoài kiến thức giáo dục, giáo viên tiểu học cũng cần có kiến thức chuyên môn về các môn học cụ thể như ngôn ngữ, toán học, khoa học, xã hội học và nghệ thuật. Thông qua việc theo học các khóa đào tạo, các chứng chỉ hoặc bằng cấp liên quan, giáo viên tiểu học có thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vậy giáo viên tiểu học phải có bằng đại học không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục 2019;
- Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT.
Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học?
Không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành giáo viên tiểu học. Để trở thành giáo viên tiểu học thì bạn phải đáp ứng một số điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ. Dưới đây là quy định pháp luật về điều kiện về đào tạo đối với giáo viên tiểu học và những bằng cấp, chứng chỉ mà giáo viên tiểu học bắt buộc phải có để có thể dạy học.
Căn cứ tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó để trở thành giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Có bằng cử nhân văn học thì có thể trở thành giáo viên tiểu học được không?
Nhiều người thắc mắc có bằng cử nhân văn học có thể trở thành giáo viên tiểu học hay không. Theo quy định pháp luật, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân sư phạm. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng dạy môn nào thì bạn cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng đó.
Theo quy định tại mục II Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT quy định:
“Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ).”
Theo quy định trên, có bằng cử nhân văn học thì không thuộc đối tượng được đi học để có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục tiểu học.
Theo đó, quy định tại mục II Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.”
Như vậy, bạn có thể tham gia học chương trình trên để trở thành giáo viên THCS, THPT. Môn học phù hợp với chuyên ngành bạn có thể dạy là môn Ngữ văn.
Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết một tuần theo quy định?
Theo quy định pháp luật, giáo viên các cấp sẽ có định mức tiết dạy khác nhau trong một tuần. Để biết được định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là bao nhiêu thì bạn cần tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên, giáo viên tiểu học thông thường sẽ phải dạy 23 tiết/tuần, nếu là giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thì được giảm còn dạy 21 tiết/tuần. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
– Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III thì phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
– Có bằng cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
– Có bằng thạc sĩ trở lên ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.