Theo quy định pháp luật, để trở thành giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hay giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Theo đó, đối với giáo viên trung học phổ thông sẽ có tiêu chuẩn cao hơn so với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên mỗi cấp sẽ có hệ số lương khác nhau và tăng dần từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vậy giáo viên có bằng thạc sĩ xếp lương thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục năm 2019;
- Nghị định 24/2023/NĐ-CP;
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Giáo viên có bằng thạc sĩ được xếp vào hạng nào?
Theo quy định pháp luật, giáo viên mỗi cấp sẽ có điều kiện ứng tuyển khác nhau, chẳng hạn như bạn muốn trở thành giáo viên mầm non thì phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm còn giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thì phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Dưới đây là quy định pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn của nhà giáo được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non: Bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT): Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Ngoài ra, về việc xếp hạng cho giáo viên có bằng thạc sĩ, bốn Thông tư 01, 02, 03 và 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo viên các cấp có hiệu lực từ 20/3/2021 quy định như sau:
Giáo viên | Yêu cầu về trình độ đào tạo |
THPT hạng I | Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên THPT. |
THCS hạng I | Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THCS; Hoặc- Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; Hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. |
Tiểu học hạng I | -Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học; Hoặc- Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; Hoặc- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. |
Như vậy, giáo viên khi có bằng thạc sĩ, cùng với các yêu cầu khác về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức hạng 3, hạng 2 hoặc hạng tương ứng, tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp, về nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng I của các cấp.
Tiền lương giáo viên được tính như thế nào?
Tiền lương của giáo viên được chi trả và tính dựa trên công thức luật định. Giáo viên mỗi cấp sẽ có hệ số lương khác nhau. Bên cạnh đó, lương của giáo viên nhiều hay ít còn tùy thuộc vào thâm niên làm việc và một số điều kiện khác.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giáo viên tiểu học được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Tuy nhiên, ngoài tiền lương, trong quá trình làm việc giáo viên còn được nhận thêm các khoản phụ cấp bổ sung, bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Như vậy, công thức tiền lương giáo viên cụ thể như sau:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
Trong đó, căn cứ theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Đối với giáo viên mầm non
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, đồng thời căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên như sau:
- Giáo viên mầm non hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89
- Giáo viên mầm non hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Đồng thời trường hợp giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
Đồng thời, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào CDNN tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.
Đối với giáo viên tiểu học
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3 áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên tiểu học hạng 2, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên tiểu học hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Trường hợp giáo viên tiểu học chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì tiếp tục giữ hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
Đồng thời khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào CDNN tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.
Đối với giáo viên THCS
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương giáo viên THCS như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
- Trường hợp giáo viên trung học cơ sở chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì tiếp tục giữ hệ số lương của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
- Đồng thời khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đối với giáo viên THPT
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương của giáo viên THPT như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Giáo viên có bằng thạc sĩ xếp lương thế nào?
Như đã phân tích, giáo viên trung học phổ thông sẽ có mức lương cao hơn so với giáo viên các cấp còn lại. Ngoài thâm niên làm việc giúp lương cao thì giáo viên có thể nâng lương của mình bằng việc học và tốt nghiệp thêm bằng thạc sĩ. Theo quy định, giáo viên có bằng thạc sĩ sẽ có mức lương cao hơn so với giáo viên chỉ có bằng cử nhân.
Khi tập sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.
Riêng trường hợp, người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.
Nếu làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, làm việc trong ngành, nghề độc hại, nguy hiểm, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân… thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng.
Khi được bổ nhiệm chính thức
Theo các Thông tư số 01, 02, 03 và 04 về giáo viên các cấp, khi giáo viên có bằng thạc sĩ thì được bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên THCS hạng I và giáo viên THPT hạng I.
Đồng thời, khi giáo viên có bằng thạc sĩ, khi mới tuyển dụng, giáo viên sẽ được xếp lương ở bậc 2 của mức lương dành cho chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng.
Trong đó, giáo viên hạng I của các cấp được hưởng hệ số lương từ 4,4 – 6,78 tương đương với từ 7.062.000 đồng/tháng – 10.102.200 đồng/tháng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Giáo viên có bằng thạc sĩ xếp lương thế nào? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu trích lục hồ sơ địa chính vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Tại tổng hợp đề xuất của giáo viên về lương, phụ cấp, chế độ làm việc và nội dung trả lời của Bộ GD&ĐT do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tổng hợp Tải
Đối với vấn đề: Lương, phụ cấp của nhà giáo thấp, dẫn đến tình trạng giáo viên không yên tâm công tác, … kính mong Bộ trưởng có giải pháp nâng cao thu nhập cho đội ngũ đảm bảo cuộc sống!
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời vấn đề này như sau:
– Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được hưởng các chính sách bao gồm: lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên và một số chính sách khác.
Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số ưu đãi như: được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố; được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác như phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề, mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên,… Tuy nhiên, so với biến động về giá cả hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay thì thu nhập của giáo viên vẫn đang ở mức thấp.
– Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019). Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở xếp ở hệ số lương khởi điểm là 2,34.
Việc xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo đã giúp cho giáo viên mới ra trường cải thiện một phần thu nhập. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
– Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
– Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
– Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.