Hiện nay trong cuộc sống để giáo dục con cái, dạy dỗ con cái khi con làm sai; nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn hình thức giáo dục con cái bằng đòn roi gây xôn xao dư luận. Trong nhiều trường hợp hình thức giáo dục này; đã gây tổn thương cho con trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, một số trường hợp nghiêm trọng còn tước đoạt đi mạng sống của con cái. Vậy hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi có bị xử phạt không?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Giáo dục con cái bằng đòn roi có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 ban hành ngày 21/11/2007 quy định:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Theo các quy định nêu trên, mọi hành vi đánh đập; ngược đãi, hành hạ… con cái của cha mẹ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Ngay cả khi cha mẹ giáo dục con cái bằng đòn roi gây tổn thương đến con cái; đều là hành vi vi phạm pháp luật
Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái; cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu có hành vi bạo lực gia đình; người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Giáo dục con cái bằng đòn roi bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi
Xử phạt hành chính hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi; căn cứ Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định:
“Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
…………………..”
Ngoài ra , người có hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi; còn buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em; và buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi
Người có hành vi xâm phạm thân thể; gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm khi đủ yếu tố cấu thành một trong các tội danh sau:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017): người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng 20 năm hoặc tù chung thân.
+ Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ): người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 ): Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Như vậy cha mẹ có hành vi giáo dục con cái bằng đòn roi với mức độ nghiêm trọng có thể bị truy cứu hình sự với các tội trên.
Mời bạn xem thêm
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Giáo dục con cái bằng đòn roi có bị xử phạt không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 9 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
– Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
– Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
+ Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
+ Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Căn cứ Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 ban hành ngày 21/11/2007 thì người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về bạo lực học đường như sau:
– Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.