Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào?

02/12/2021
Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào
592
Views

Chào luật sư, Bên cạnh nhà tôi có cháu V; cháu là chị cả trong gia đình có 5 thành viên; hiện cháu đang học lớp 9. Quê tôi là một vùng quê nghèo; nơi đây còn tồn tại rất nhiều những phong tục, tư tưởng cổ hủ. Đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Do gia đình còn nhiều khó khăn; đã nhiều lần tôi nghe bố V bảo chỉ cho cháu V học hết lớp 9. Bố V đã bắt buộc con gái phải nghỉ học dù cháu V học rất giỏi. Bố cháu cho rằng con gái học nhiều cũng chẳng giúp ích được gì; nên nghỉ học đi làm, phụ giúp bố, mẹ để em trai đi học. Luật sư cho tôi hỏi Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật Bình đẳng giới năm 2006

Nghị định số 55/2009/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Giới tính là gì? Phân biệt giới tính là gì?

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Quyền bình đẳng giới ở Việt Nam

Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người và được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Quyền bình đẳng giới là vấn đề quan trọng trong thực hiện quyền bình đẳng.

Tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. 

Do đó, bất kỳ ai có hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới đều bị xử lý theo quy định pháp luật

Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Điều 9. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

……

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

…..”

Theo đó Khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; hành vi ép người khác nghỉ học vì lý do giới tính; bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi ép người khác nghỉ học vì lý do giới tính; còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới; được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Các khung hình phạt của tội này như sau:

Khung 1

Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào; cản trở người khác tham gia hoạt động; trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế; đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm của Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là bất kì ai từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Khách thể của tội phạm

Là quyền bình đẳng giới của con người và các quy định của pháp luật, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên hoặc tham gia kí kết.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được thực hiện do lỗi cố ý; có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế là trái pháp luật; thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật. Thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này; nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn người khác giới không tham gia được các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi

  • Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.
  • Dùng vũ lực đối với người khác để cản trở họ không được tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế là dùng sức mạnh thể chất tác động vào thân thể của nạn nhân như: đánh, trói, nhốt trong buồng, trong hầm để nạn nhân không tham gia được các hoạt động kể trên.
  • Hành vi nghiêm trọng khác cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế là hành vi không phải là vũ lực nhưng cũng làm cản trở được phụ tham gia các hoạt động trên như: đe doạ dùng vũ lực, đe doạ sẽ gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nạn nhân như: doạ sẽ ly hôn nếu cứ tham gia, doạ công bố bí mật đời tư, doạ đuổi việc, cắt tiền thưởng, tiền lương…
  • Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Hậu quả 

Là những thiệt hại do hành vi cản trở người khác; tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi ép con gái nghỉ học của bố cháu V; là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính. Hình phạt là bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; và phải tiếp tục cho cháu V đi học.

Nếu Bố cháu V tiếp tục có hành vi ép buộc cháu V nghỉ học; thì rất có thể bố cháu V sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới. Với mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bắt mạch để xác định giới tính thai nhi bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật; sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chuyển đổi giới tính là gì?

Chuyển đổi giới tính là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người; trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển giới; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình;… Khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ người chuyển giới; dùng để chỉ những người có cảm nhận giới tính khác với giới tính của cơ thể (giới tính sinh học) của mình; bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính hay không.

Việc phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ bắt nguồn từ nguyên do nào?

Nguyên nhân của việc phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ là do lao động nữ thường sẽ mất một khoảng thời gian cho việc sinh nở. Và sau khi sinh xong, đa phần lao động nữ sẽ vì vướng bận chuyện gia đình mà không thể toàn tâm cho công việc. Vậy nên, nhiều doanh nghiệp không muốn tuyển dụng lao động nữ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời