Công an huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ;vừa bắt tạm giam một trường hợp có hành vi đuổi chém cán bộ chốt kiểm dịch gây bức xúc trong dư luận. Vậy trường hợp đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Theo công an, chiều 4/10; Phạm Minh Châu (35 tuổi, ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); lái xe máy chở bạn di chuyển trên quốc lộ 2A, hướng từ TP Việt Trì đến huyện Vĩnh Tường.
Tới chốt kiểm soát đầu cầu Hạc Trì thuộc địa phận xã Bồ Sao; huyện Vĩnh Tường, Châu bị yêu cầu dừng xe để khai báo y tế.
Do không có giấy xét nghiệm Covid-19 và giấy đi đườn; bị can đi xe vào đường ngược chiều; nhằm thông chốt rồi bỏ chạy về hướng TP Vĩnh Yên.
Sau khi bỏ chạy được 2,5 km, Châu bị lực lượng chức năng đuổi kịp; yêu cầu quay lại chốt kiểm dịch. Tuy nhiên, bị can chống đối; cắn vào ngón tay của tổ trưởng tổ công tác rồi chạy vào nhà dân lấy dao; và đuổi chém cán bộ hòng trốn thoát.
Lực lượng chức năng sau đó đã khống chế Châu; đưa về trụ sở Công an xã Bồ Sao để giải quyết. Kết quả xét nghiệm cho thấy bị can dương tính với ma túy khi vụ việc xảy ra.“
Đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch xử phạt ra sao?
Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”.
Theo quy định trên cán bộ trực chốt kiểm dịch là người đang thi hành công vụ theo nhiệm vụ được giao về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch là hành vi vi chống người thi hành công vụ và sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Mức phạt hành chính với hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch
Hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch là hành vi vi phạm pháp luật chống lại người thi hành công vụ là cán bộ chốt kiểm soát dịch; hành vi này chưa đến mức độ truy cứu hình sự có thể bị xử phạt vi phạm căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
…….
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;”
Như vậy hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch
Trong trường hợp hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch gây hậu quả nghiêm trọng; người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch như sau:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy; những cá nhân nào có hành vi đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch với mức độ tính chất nguy hiểm; thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nhiều trường hợp với tội chống người thi hành công vụ đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch; mà có có tổ chức; tái phạm nguy hiểm… có thể bị phạt với mức tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm
- Ký giấy đi đường sai quy định có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
- Thông chốt, tông trọng thương cảnh sát bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đuổi chém cán bộ trực chốt kiểm soát dịch xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Quyết định 219/QĐ-BYT, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: nếu phát hiện bản thân hoặc người khác có triệu chứng mắc Covid-19 mà không kịp thời thời khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối thì có thể bị phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, việc không khai báo hoặc khai báo không trung thực cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117 với mức phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP hành vi trốn chốt kiểm soát dịch để về quê có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
………”
Như vậy hành vi xúc phạm cán bộ chốt kiểm dịch có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng