Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản như thế nào?

22/06/2023
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản
286
Views

Xin chào Luật sư 247, Tôi muốn hỏi một vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Hiện tôi đang là công nhân may mặc với mức lương cứng là 8 triệu đồng một tháng. Tôi tham gia làm việc đã được 2 năm và khi vào có thoả thuận với công ty là sẽ đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản. Nhưng đến hiện nay tôi có nhu cầu đóng bảo hiểm theo lương cứng để có thể hưởng những chế độ tốt hơn. Luật sư cho tôi hỏi tôi cần làm gì trong trường hợp này? Và doanh nghiệp yêu cầu tôi đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản có đúng luật không?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương do Nhà nước quy định

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở (Việt Nam đồng).

Tiền lương do đơn vị quyết định

Theo thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với khối doanh nghiệp năm 2023 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Các khoản bổ sung khác quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm

Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
  • Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ (như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
  • Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản tiền lương không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động;
  • Thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa các ca;
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ lao động khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể là các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Cách xác định tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc

Cách xác định tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc như thế nào? Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, việc tính đóng BHXH bắt buộc và BHYT sẽ được căn cứ theo cùng một mức tiền.

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:

– Mức lương;

– Phụ cấp lương;

– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu

Đối với người lao động

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối với người sử dụng lao động

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của BHXH hoặc nộp qua mạng điện tử.

Bước 2: Đóng tiền bảo hiểm xã hội

Người nộp hồ sơ đóng tiền BHXH bắt buộc theo một trong ba phương thưc:

  • Đóng hàng tháng;
  • Đóng 03 tháng một lần;
  • Đóng 06 tháng một lần.

Bước 3: Nhận kết quả

Người tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận các kết quả sau:

  • Thông báo mã số BHXH.
  • Sổ BHXH.
  • Tờ rời sổ BHXH
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản

Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản

Mức tiền lương tối thiểu để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng năm 2023 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2023 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2023 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2023 vẫn sẽ giữ nguyên như năm 2022. Cụ thể như sau:

  • Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là  3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dự kiến năm 2023 như sau (đơn vị: đồng/tháng):

Doanh nghiệp thuộc vùngMức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) vào năm 2023
Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (cộng thêm 7%)
Vùng I4.420.0004.729.400
Vùng I I3.920.0004.194.400
Vùng III3.430.0003.670.100
Vùng IV3.070.0003.284.900
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùngMức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023 (triệu đồng)
Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I4.641.0004.965.870
Vùng II4.116.0004.404.120
Vùng III3.601.5003.853.605
Vùng IV3.223.5003.449.145
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản
Doanh nghiệp thuộc vùngMức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023 (triệu đồng)
Lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất)Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I4.729.4005.060.458
Vùng II4.194.4004.488.008
Vùng III3.670.1003.927.007
Vùng IV3.284.9003.514.843
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản đã được Luatsu247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luatsu247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo về hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về mức đóng bảo hiểm hiện nay như thế nào?

Tại Điều 90 BLLĐ 2012 quy định
1. Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Nếu trường bạn trả lương (không tính các khoản trợ cấp) thấp hơn tiền lương tối thiều vùng là trái quy định. Bạn có thể khiếu nại đến hiệu trưởng hoặc phản ánh vụ việc đến Phòng LĐTBXH, LĐLĐ quận huyện nơi trường đóng trụ sở để được giải quyết.
BHXH bắt buộc được thực hiện với NLĐ có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên bắt đầu từ thời điểm tháng 1.2018. Do đó, nếu bạn có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên thì buộc phải tham gia BHXH bắt buộc.
Mức đóng BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN) của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (bao gồm cả lương và các phụ cấp). NSDLĐ đóng là 21,5% các loại bảo hiểm.
Như vậy, trường bạn đóng 50%, bạn đóng 50% số tiền tham gia BHXH là trái với quy định của pháp luật.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2023


Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Không được cao hơn 20 lần tháng lương cơ sở: 20 x 1.490.000 = 29.800.000
Bảo hiểm thất nghiệp
Không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng: 20 x Mức lương tối thiểu của từng vùng.

Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội?

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.