Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào?

21/06/2023
Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào?
179
Views

Bảo hiểm xã hội được hiểu với bản chất là sự bù đắp một phần thu nhập thay thế thu nhập cho người lao động khi người lao động không may gặp phải những rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay mắc phải các bệnh nghề nghiệp, khi bị thất nghiệp hay khi hết tuổi lao động… dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện. Hiện nay để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp để đóng bảo hiểm xã hội full lương. Vậy chi tiết quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào? Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn đọc quy định về vấn đề đó tại nội dung sau đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam

Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động Việt Nam như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0,5%1%3%8%1%1.5%
21,5%10.5%
Tổng cộng 32%

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào?

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài

Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động nước ngoài như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0,5%3%8%1.5%
20,5%9.5%
Tổng cộng 30%

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT

* Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là mức lương cơ sở.

* Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT bao gồm:

– Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh.

– Phụ cấp lương, bao gồm:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

– Các khoản bổ sung khác, bao gồm:

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào?

Đóng bảo hiểm xã hội full lương là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.

Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm với tổng mức đóng = 32% x Tổng mức lương trả cho người lao động.

Ví dụ, mức thu nhập hàng tháng trả cho người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp là 15 triệu đồng thì khi chọn đóng bảo hiểm xã hội full lương, người sử dụng lao động phải kê khai thông tin đóng bảo hiểm với mức lương 15 triệu đồng.

Hằng tháng, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32% x 15 triệu đồng = 4,5 triệu đồng/tháng.

Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện. Thực tế để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp mặc dù trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội và chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.

Vì vậy, muốn được đóng bảo hiểm xã hội full lương, người lao động nên thỏa thuận rõ với người sử dụng lao động trước khi đi làm.

Đóng bảo hiểm xã hội full lương đem lại lợi ích gì?

Lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội full lương sẽ đảm bảo quyền lợi về chế độ bảo hiểm xã hội sau này.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hầu hết các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội và lương hưu đều đang tính dựa trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu được đóng bảo hiểm xã hội full lương thì người lao động được tối ưu hóa quyền lợi về lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Sau đây là một số loại trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội:

– Trợ cấp ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Trợ cấp thai sản khi sinh con = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản.

– Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm từ 2014).

Với các công thức trên, có thể thấy rõ, nếu đóng bảo hiểm xã hội full lương, người lao động sẽ được chi trả tiền thai sản, tiền ốm đau, tiền BHXH 1 lần, lương hưu,… cao hơn những trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo lương cơ bản.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề mức đóng bảo hiểm xã hội full lương chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội full lương như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Phân loại bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.