Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh như thế nào?

21/06/2023
Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh
286
Views

Làm mẹ là thiên chức của của mỗi người phụ nữ, để được làm mẹ thì người phụ nữ đã phải trả giá và hi sinh rất nhiều điều, trong đó bao gồm cả sức khỏe của bản thân. Hiểu được phần nào sự vất vả khó khăn khi làm mẹ, pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định có tính ưu tiên cho nhóm đối tượng này, nổi bật hơn cả là chế độ thai sản. Trong chế độ thai sản, trường hợp mà sau khi hết chế độ thai sản nhưng sức khỏe gười lao động vẫn chưa được hồi phục thì có thể được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Vậy thì “Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về tiền dưỡng sức sau sinh

Chế độ dưỡng sức sau sinh là chế độ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội theo đó khi lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định, nhưng sức khỏe chưa phục hồi và không đủ để có thể quay trở lại làm việc thì có thể được nghỉ một số ngày và được chi trả một khoản tiền trong những ngày nghỉ này theo mức đã được quy định.

Điều kiện, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BHXH và quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:

– Là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

– Lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ.

Sau khi hưởng chế độ nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Cách tính tiền dưỡng sức sau sinh

Khi quay trở lại làm việc mà thấy sức khoẻ yếu không thể đi làm lại thì người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết về tình trạng của mình. Người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo Thông tư 59/2015/TT-BHXH, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ

(Mức lương cơ sở 2023 áp dụng như sau: Từ ngày 01/01 – 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng; Từ ngày 01/7 – 31/12/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng).

Ví dụ: Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức sau ngày 01/7/2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 5 x 30% x 1.800.000 = 2.700.000 (đồng).

Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh

Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức thì người sử dụng lao động lập danh sách 01B-HSB để giải quyết chế độ này. Và từ 16 đến 20 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho công ty thì bạn sẽ được giải quyết và chi trả trợ cấp. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó Trường hợp hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật an toàn vệ sinh lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh gồm:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

Theo quy định trên, khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức thì người sử dụng lao động lập mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ này và người lao động không cần nộp thêm giấy tờ nào khác.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp sau sinh, lao động nữ thực hiện quy trình nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh như sau:

Bước 1. Nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức và hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Người lao động nộp cho doanh nghiệp/đơn vị nơi mà người lao động làm việc và đóng BHXH.

Bước 2: Chờ kết quả: Doanh nghiệp xem xét hồ sơ người lao động đã nộp, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện phê duyệt đơn và ra quyết định cho nghỉ. Quyết định phải ghi rõ thời gian được nghỉ dưỡng sức phục hồi sau sinh.

Bước 3: Nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị: Lao động nữ nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị của mình về việc nghỉ. Doanh nghiệp/đơn vị lập danh sách theo Mẫu 01B-HSB và làm các thủ tục báo tăng lao động gửi cơ quan BHXH (có thể gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, hoặc nộp qua mạng). 

Bước 4: Nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp/đơn vị nơi người lao động làm việc, cơ quan BHXH phải giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động.

Bước 5: Nhận tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Cơ quan BHXH sẽ trả về doanh nghiệp/đơn vị người lao động nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.

Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh

Hiện nay, để tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ bảo hiểm thì người lao động có thể thực hiện theo một trong các cách như: Tra cứu qua ứng dụng VssID, tra cứu qua Cổng dịch vụ công quốc gia; Tra cứu trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể cách thực hiện như sau:

Tra cứu qua Cổng dịch vụ Công quốc gia;

Bước 01: Bạn truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường link sau: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn

Bước 02: Tại giao diện chính, chọn mục “Tra cứu hồ sơ”

Bước 03: Tại giao diện “tra cứu hồ sơ” chọn mục “Tra cứu quá trình xử lý hồ sơ”

Bước 04: Nhập mã hồ sơ và mã hồ sơ để thực hiện tra cứu.

Tra cứu qua ứng dụng VssID;

Bước 01: Tải ứng dụng VssID trên điện thoại di động (nếu như chưa có);

Bước 02: Đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký tài khoản;

Bước 03: Tại mục “Quản lý cá nhân”, chọn “Thông tin hưởng”

Bước 04: Chọn mục “ODTS” sẽ hiển thị các thông tin hưởng ốm đau thai sản của người lao động. Bạn kiểm tra xem đã có thông tin trợ cấp dưỡng sức hay chưa. Nếu có thông tin về tiền trợ cấp dưỡng sức thì hồ sơ của bạn đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết, nếu chưa có thông tin thì hồ sơ của bạn chưa được giải quyết.

Tra cứu tại Cơ quan bảo hiểm xã hội;

Việc tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách như sau:

Cách 01: Bạn đến trực tiếp trụ sở của cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm để yêu cầu bộ phận một cửa kiểm tra hồ sơ dưỡng sức của bạn.

Cách 02: Bạn tìm số điện thoại của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nơi công ty bạn đang đóng, sau đó liên hệ qua bộ phận một cửa và yêu cầu họ kiểm tra theo mã hồ sơ bạn cung cấp và nhận kết quả cũng như hướng dẫn nếu cần.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Tra cứu tiền dưỡng sức sau sinh“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ soạn thảo về mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Tiền dưỡng sức sau sinh bao lâu thì nhận được?

Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động phải lập, hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.
Về thời gian giải quyết việc chi trả chế độ dưỡng sức sau thai sản được quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019:
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Lao động nữ cần làm gì để nhận tiền dưỡng sức sau sinh?

Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động lập.
Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Do đó khi quay trở lại làm việc mà thấy sức khỏe yếu không thể đi làm lại thì bạn phải báo cho người sử dụng lao động biết về tình trạng của mình. Ngoài ra bạn nên cũng cấp các giấy tờ của cơ quan y tế chứng nhận về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn để người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số ngày bạn được nghỉ.
Việc này tương đối quan trọng vì nó có ảnh hưởng tới mức tiền dưỡng sức sau sinh mà bạn được hưởng. Ngoài ra bạn cần chú ý đến điều kiện hưởng để tránh các trường hợp quá thời hạn mà không làm thì bạn sẽ không được nhận khoản tiền này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.