Đơn xin nhận con nuôi mới năm 2023

26/12/2023
Đơn xin nhận con nuôi
207
Views

Việc nhận con nuôi có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình tại nước ta hiện nay, tuy nhiên trên thực tế thì không phải ai cũng biết được các quy định của pháp luật về các điều kiện hay thủ tục của việc nhận con nuôi này. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để thực hiện thủ tục nhận con nuôi thì người có nhu cầu muốn nhận con nuôi sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong thành phần hồ sơ hiện nay sẽ bao gồm “Đơn xin nhận con nuôi” theo mẫu. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký việc nuôi con nuôi

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi hiện hành có nội dung quy định về việc khi xét thấy người nhận con nuôi cũng như người được nhận làm con nuôi đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật này thì khi đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.

Khi đó thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi.

– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi.

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

– Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

– Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.

Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Đăng ký lại việc nuôi con nuôi

– Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

– Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.

– Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại.

Đơn xin nhận con nuôi

Đơn xin nhận con nuôi

Đơn xin nhận con nuôi là một mẫu văn bản đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể và rõ ràng về mẫu đơn này. Đây là mẫu đơn được sử dụng để trình bày về nguyện vọng muốn nhận con nuôi của cá nhân hay một gia đình nào đó gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và giải quyết.

Mẫu đơn xin nhận con nuôi được ban hành kèm theo  Thông tư 10/2020/TT-BTP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [23.94 KB]

Hướng dẫn viết Đơn xin nhận con nuôi

Mục “Ảnh” dán ảnh của người được nhận làm con nuôi

Phần kính gửi: ghi chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin nhận con nuôi. Thẩm quyền ở đây được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

  • UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước
  • UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Cơ quan đại diện nước CHXHXNVN ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trụ ở nước ngoài.

Thông tin của người yêu cầu và thông tin đứa trẻ (con nuôi)

  • Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.
  • Họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thông tin gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng của đứa trẻ (con nuôi)

Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

Nội dung yêu cầu: trình bày hoàn cảnh và lý do nhận con nuôi: ghi rõ lý do nhận con nuôi trong từng trường hợp.

Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trên thực tế hiện nay tại nước ta vẫn còn rất nhiều những gia đình đang có hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Để nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn này thì Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân khác thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân đạo.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo quy định tại điều này.

Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập và quy định cụ thể sau đây:

– Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ nhân đạo thông qua chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hoặc tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.

– Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.

Trường hợp cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng.

– Khi hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm như sau:

+ Cha mẹ nuôi nước ngoài thông tin cho tổ chức con nuôi nước ngoài về các khoản hỗ trợ nhân đạo đã thực hiện ở Việt Nam;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

huyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hôn nhân gia đình đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Đơn xin nhận con nuôi”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Trích lục ghi chú ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Muốn nhận con nuôi thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?

Điều kiện đối với người nhận con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010
Theo đó, để được nhận con nuôi thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Có tư cách đạo đức tốt.
+ Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi.
Lưu ý: trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; và không cần phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được quy định ra sao?

1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.