Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi người lao động có như cầu muốn xin phép nghỉ việc không lương thì sẽ phải thông báo cho người sử dụng lao động hoặc đơn vị đang quản lý biết và phê duyệt cho phép người lao động nghỉ việc. Đối với một số doanh nghiệp thì có thể xin nghỉ không lương thông qua việc thông báo bằng lời nói, tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp sẽ yêu cầu người lao động phải viết đơn xin. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Đơn xin nghỉ việc không lương đóng bảo hiểm” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về nghỉ việc không lương
Trong quá trình làm việc thì chắc hẳn không thể tránh khỏi trường hợp người lao động có nhu cầu xin nghỉ để dành thời gian giải quyết công việc cá nhân.. Vậy nên ngoài khoảng thời gian là lễ tết và các ngày nghỉ khác thì pháp luật còn cho phép người lao động có thể xin nghỉ không lương trong một số trường hợp nhất định, cụ thể như sau:
Tại khoản 2, 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ không lương:
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng BHXH tháng đó.
Đơn xin nghỉ việc không lương đóng bảo hiểm
Đơn xin nghỉ việc không lương là mẫu đơn do người lao động soạn thảo và gửi cho doanh nghiệp để trình bày nhu cầu muốn được nghỉ việc không hưởng lương trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Hiện nay chưa có quy định nào quy định cụ thể về mẫu đơn này mà thông thường sẽ do từng doanh nghiệp ban hành dành riêng cho người lao động tại doanh nghiệp đó.
Trong đơn xin nghỉ phép không hưởng lương, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về lý do nghỉ, thời gian nghỉ dự kiến và xác nhận rằng bạn không muốn nhận lương trong thời gian đó. Bạn cũng có thể đề xuất các biện pháp thay thế như sắp xếp công việc hoặc nhờ đồng nghiệp đảm nhiệm công việc trong thời gian bạn vắng mặt.
Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương mà các bạn có thể tham khảo:
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không hưởng lương:
(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/…. nơi người lao động đang làm việc.
(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.
(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình…).
(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.
(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.
(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.
Từ chối cho lao động nghỉ không lương có bị phạt không
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xin nghỉ phép không lương là một trong những quyền mà người lao động được hưởng. Vậy nên, người lao động có thể xin nghỉ phép không hưởng lương mà không trái với quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp các doanh nghiệp từ chối cho lao động nghỉ không lương có bị phạt không?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 đã ghi nhận về việc người lao động có quyền nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương như sau:
– Người lao động hoàn toàn có quyền được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nên phải có sự thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp dưới đây:
+ Cá nhân người lao động nghỉ việc để kết hôn, thì được nghỉ làm trong vòng 3 ngày làm việc;
+ Trường hợp con đẻ hoặc con nuôi của người lao động kết hôn thì pháp luật cho phép cá nhân nghỉ một ngày làm việc;
+ Khi gia đình người lao động có sự kiện đột ngột diễn ra cụ thể đó là Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết thì thời gian để người lao động được nghỉ là trong vòng 3 ngày;
– Đồng thời người lao động cũng được cho phép nghỉ không lương một ngày nhưng phải tiến hành thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột của người lao động chết; Hoặc cha hoặc mẹ người lao động kết hôn hoặc anh, chị, em ruột kết hôn cũng được hưởng một ngày nghỉ không lương;
– Pháp luật hiện hành cũng cho phép người lao động có thể tiến hành thỏa thuận với người sử dụng lao động để quy định số ngày nghỉ không hưởng lương;
Tóm lại, người lao động hoàn toàn được phép nghỉ việc một ngày không hưởng lương khi trong nhà có những sự kiện như người thân là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội; anh, chị, em ruột qua đời hoặc khi bố hoặc mẹ người lao động kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn;
Trong tất cả trường hợp nêu trên thì trước khi nghỉ không lương người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động trong khoảng thời gian hợp lý nhất;
Trường hợp người lao động xin nghỉ phép không lương theo đúng quy định thì công ty bắt buộc cần đồng ý với người lao động về việc nghỉ phép không lương này;
Ngoài ra, người lao động nghỉ không lương có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ thêm những ngày nghỉ khác. Nhà nước không có sự ràng buộc số ngày nghỉ không lương, các bên hoàn toàn có quyền thương lượng thỏa thuận rõ ràng với nhau và đạt được sự thống nhất giữa các bên và thời gian nghỉ của mình.
Trong trường hợp người lao động xin nghỉ phép không hưởng lương mà nằm trong trường hợp đã được pháp luật quy định thì yêu cầu của người lao động hoàn toàn phải được chấp thuận. Trong trường hợp người sử dụng lao động từ chối lời đề nghị này mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay mức xử phạt hành chính đối với hành vi của người sử dụng lao động được ghi nhận tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi thì có thể áp dụng mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu có hành vi dưới đây:
+ Người sử dụng lao động không tuân thủ theo đúng quy định pháp luật không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương;
+ Đồng thời, không thực hiện đúng nghĩa vụ là thông báo bằng văn bản cho sở lao động thương binh và xã hội nơi tổ chức tiến hành làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
Đáng lưu ý: Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức phạt quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử với mức phạt tiền gấp hai lần.
Như vậy, hành vi từ chối cho người lao động nghỉ không lương của người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đơn xin nghỉ việc không lương đóng bảo hiểm” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xin cấp phép bay flycam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
…
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của công ty thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
Lưu ý: Thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định.
Hiện hành, theo Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có từ 12 – 16 ngày phép/năm tùy vào điều kiện lao động nếu làm tròn 12 tháng.
Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động có thể được nghỉ không hưởng lương hai tháng khi đã có sự thỏa thuận và đồng ý từ phía người sử dụng lao động.