Có hai hình thức tham gia bảo hiểm y tế chính hiện nay là bảo hiểm y tế bắt buộc được đóng theo bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tự nguyện. Nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế vô tình đóng hai loại bảo hiểm y tế trùng nhau nhưng lại không biết điều đó. Trong trường hợp này bạn cũng chỉ có thể sử dụng 1 loại bảo hiểm y tế là bảo hiểm đóng bắt buộc theo công ty. Vậy làm thế nào để có thể được hoàn trả lại khoản tiền đã đóng bảo hiểm y tế? Và đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế được quy định ra sao? Mời bạn đón đọc bài viết “Đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế” để biết thêm những thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế-Tải xuống mẫu
Đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế là một trong những giấy tờ thường được sử dụng trong các thủ tục bảo hiểm. Nhiều người vì không biết thường tự lập mẫu đơn bằng tay để sử dụng. Nhưng hiện tại tất cả các cơ quan bảo hiểm xã hội đều đã sử dụng một mẫu đơn chính và không chấp nhận các mẫu đơn tay do không phù hợp với quy định của pháp luật. Để giúp bạn đọc tiết kiệm thời gian và chi phí mời bạn tham khảo mẫu đơn dưới đây của chúng tôi.
Mẫu TK1-TS
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 505/QĐ-BHXH
ngày 27/03/2020 của BHXH Việt Nam)
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
TỜ KHAI
THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
I. Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp
[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa):……………………………… [02]. Giới tính:……………
[03]. Ngày, tháng, năm sinh:……… /………….. /…………… [04]. Quốc tịch:……………
[05]. Dân tộc:……………………. [06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…………………………
[07]. Điện thoại:…………………… [08]. Email (nếu có):………………………………
[09]. Nơi đăng ký khai sinh: [09.1]. Xã:…… [09.2]. Huyện:……….. [09.3]. Tỉnh:…………….
[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): ……………………………………………..
[11]. Địa chỉ nhận kết quả: [11.1]. Số nhà, đường/phố, thôn/xóm:……………………………
[11.2]. Xã:…………………… [11.3]. Huyện:…………………….. [11.4]. Tỉnh:……………..
[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng.
II. Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT
[13]. Mã số BHXH:………………………………….. [14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân:
[14.1]. Họ và tên (viết chữ in hoa):…………………………… [14.2]. Giới tính:…………
[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: ……….. /………….. /……. [14.4]. Nơi đăng ký khai sinh:
Xã………………….. Huyện:……………………………… Tỉnh:…………………………….
[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………………………………………
[15]. Mức tiền đóng: …………………. [16]. Phương thức đóng:………………………..
[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu: …………………………………………………
[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: ………………. ………………………………
………………………….. ……………………………… ………………………. …………………….
[19]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): ……………………………. ……………………. …………… ………………
……………………… …………………………………. ……………. ………………………. ………………
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ………, ngày …… tháng …… năm ………
…………………… ……… Người kê khai
…………………… ……… …………………… ………
…………………… ……… …………………… ………
PHỤ LỤC THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH
(Áp dụng đối với: Người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH; Người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng;
Trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện cấp thẻ BHYT liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp)
Họ và tên chủ hộ:…………………………… Số sổ hộ khẩu (Số sổ tạm trú):…………….. …………………
Mã số hộ gia đình:…………………………. Điện thoại liên hệ:…………………….. ………………
Địa chỉ theo sổ hộ khẩu (sổ tạm trú): Số nhà, đường phố, tập thể:…………………….. …………….
Thôn (bản, tổ dân phố):………………………….. Xã (phường, thị trấn):…………… ……………………
Huyện (quận, Tx, Tp thuộc tỉnh):…………. Tỉnh (Tp thuộc Trung ương):…………………….. ..
Bảng thông tin thành viên hộ gia đình:
Stt Họ và tên Mã số BHXH Ngày tháng năm sinh Giới tính Quốc tịch Dân tộc Nơi đăng ký khai sinh Mối quan hệ với chủ hộ Số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu Ghi chú A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
….…., ngày…. tháng …….. năm …….
Người kê khai
Hướng dẫn soạn thảo đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế
Hiện nay mẫu đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế thường được sử dụng dod là mẫu TK1-TS1 do cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành. Mẫu này sẽ được phát hành và cung cấp đến người đóng bảo hiểm xã hội ngay tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người tham gia bảo hiểm nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan. Đối với các trường hợp nộp đơn online bạn có thể tham khảo và tải về mẫu đơn bên trên của chúng tôi. Vậy soạn thảo đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế như thế nào?
Phần họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia bảo hiểm y tế.
Phần giới tính: ghi giới tính của người tham gia, ghi rõ là “Nam” hoặc “Nữ”
Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân
Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước. Ví dụ: Quốc tịch Việt Nam.
Dân tộc: ghi rõ mình thuộc dân tộc nào, giống trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân. Ví dụ: Dân tộc: Thái.
Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh . Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Địa chỉ nhận hồ sơ: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan bảo hiểm xã hội gửi trả sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, thông tin bao gồm số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.
Phần “Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ” chỉ áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, ghi đầy đủ họ tên như trong chứng minh nhân dân/ căn cước công dân
Mã số bảo hiểm xã hội: ghi mã số bảo hiểm xã hội đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã số bảo hiểm xã hội thì người tham gia có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội tại Bưu điện văn hóa xã hoặc địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan bảo hiểm xã hội, Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp,… để xác định mã số bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không xác định được mã số bảo hiểm xã hội mà có số sổ bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ bảo hiểm y tế thì ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc số thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp xác định được mã số bảo hiểm xã hội nhưng khác số sổ bảo hiểm xã hội thì ghi mã số bảo hiểm xã hội vào chỉ tiêu này và ghi bổ sung số sổ bảo hiểm xã hội vào chỉ tiêu.
Số điện thoại liên hệ: ghi chính xác số điện thoại liên hệ (nếu có).
Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.
Mã hộ gia đình tại phần phụ lục thành viên hộ gia đình: ghi mã hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin);
Phần mức tiền đóng, phương thức đóng, Nội dung thay đổi, yêu cầu: phần này khi yêu cầu cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không cần ghi
Nơi đăng ký Khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
Phần Phụ lục thành viên hộ gia đình nhằm kê khai đầy đủ, chính xác thông tin toàn bộ thành viên hộ gia đình trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người tham gia.
Ghi đầu đủ họ và tên chủ hộ; ghi số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú); số điện thoại liên hệ (nếu có); ghi rõ địa chỉ thôn (bản, tổ dân phố); xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố)
Trường hợp hộ gia đình chỉ có giấy tạm trú thì vẫn thực hiện kê khai nhưng ghi rõ cụm từ “giấy tạm trú” vào cột ghi chú
Tại cột A: ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình
Cột B: ghi đầu đủ họ và tên của từng người trong sổ hộ khẩu (trừ những người tạm vắng) hoặc sổ tạm trú (bao gồm chủ hộ và các thành viên trong hộ)
– Cột 1: ghi mã số bảo hiểm xã hội đối với từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp; trường hợp chưa xác định được mã số BHXH thì người kê khai có thể tra cứu mã số BHXH tại cổng thông tin BHXH.
– Cột 2 ghi ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước;
– Cột 3: ghi giới tính của các thành viên trong hộ
– Cột 4: ghi rõ tên xã/phường/ thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố đã cấp giấy khai sinh
– Cột 5 ghi mối quan hệ với chủ hộ (là vợ, chồng, con , cháu…)
– Cột 6 ghi số chứng minh nhân dân/họ chiếu/Thẻ căn cước (nếu có)
– Cột 7: ghi những nội dung cần ghi chú
Sau khi hoàn tất việc kê khai, người kê khai ký ghi rõ họ tên.
Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế
Mẫu đơn TK1-TS1 là mẫu đơn thông dụng thường được sử dụng trong các hoạt động liên quan đến bảo hiểm xã hội. Hầu hết các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội đều sử dụng mẫu đơn TK1-TS1 này. Vậy làm thế nào để có thể điền đúng và đầy đủ thông tin là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Những lưu ý khi sử dụng mẫu đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế sẽ được luật sư 247 gửi đến bạn dưới đây.
Mẫu đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế nộp ở đâu?
Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ- BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số: 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 thì các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT được nộp tại:
– Người đang làm việc nộp cho đơn vị có mã thẻ đầu DN, NN, HC, CH…nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHYT tự nguyện hộ gia đình hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH như dân tộc thiểu số, Hộ nghèo, cận nghèo… (mã thẻ đầu GD, HT, DT, HN, CN…) đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
Hồ sơ đề nghị hoàn tiền bảo hiểm y tế bao gồm?
Đối với người tham gia cần có:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đối với đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
Mời bạn xem thêm
- Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi online thế nào?
- Cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử như thế nào?
- Mất thẻ BHYT có đi khám được không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn xin hoàn tiền bảo hiểm y tế”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tham gia bảo hiểm y tế người lao động có rất nhiều lợi ích khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, lợi ích luôn đi kèm trách nhiệm. Mỗi người tham gia BHYT đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng đủ chi phí BHYT. Đã có nhiều người lao động đóng trùng BHYT do các nguyên nhân khác nhau.
Vậy, đóng trùng BHYT có được nhận lại tiền không? Đóng trùng BHYT người lao động có thể yên tâm vì sẽ được nhận lại tiền đóng trùng, đóng thừa theo quy định.
Cụ thể, căn cứ theo Khoản 2.5, Điều 2 của Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:
“Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”
Người lao động nhận tiền đóng trùng BHYT theo lịch hẹn trực tiếp tại cơ quan BHXH. Hoặc nhận qua tài khoản cá nhân, qua đường bưu điện hoặc qua đơn vị nơi người lao động đang tham gia BHXH.
Không chỉ đóng trùng BHYT người lao động được nhận lại tiền mà còn đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng tương tự.
Người tham gia BHYT hoặc đơn vị tham gia BHYT cho người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).
Mẫu D02-TS (Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (nếu có).
Tất cả sổ BHXH của người lao động có thời gian đóng BHXH trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia BHXH.