Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

04/05/2022
Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú
3261
Views

“Vợ chồng tôi mới mua một căn hộ chỉ có giấy mua bán giữa hai bên, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Hồi đó chủ quan muốn có chỗ ở nhanh mà không chú ý làm sớm. Nay muốn đăng kí thường trú tại Vĩnh Yên thì được yêu cầu hộ khẩu phải có xác nhận chỗ ở hợp pháp. Luật sư hãy tư vấn cho tôi về đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú với ạ. Ngoài ra, xin luật sư hướng dẫn cụ thể cách ghi và điều kiện đăng ký thường trú từng nơi để chúng tôi hiểu hơn.”

Mời bạn tham khảo những tư vấn của Luật sư 247 nếu có cùng những thắc mắc như trên:

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú năm 2020

Luật cư trú năm 2006

Luật Thủ đô năm 2012

Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú
Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Chỗ ở hợp pháp được hiểu là việc một công dân đang sinh sống tại một địa điểm thuộc một xã, phường, thị trấn dưới các hình thức thường trú hoặc tạm trú. 

Đăng ký thường trú là việc một công dân thực hiện việc đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu theo quy định của pháp luật. 

Giấy xác nhận nơi ở hợp pháp là văn bản có nội dung ghi nhận thông tin nơi ở của một người, được cơ quan có thẩm quyền cấp để sử dụng cho các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng và các giao dịch dân sự.

Thường dùng trong hai trường hợp phổ biến là:

Người dân đã có giấy tờ cụ thể nhưng bị mất, bị hư hỏng… hoặc vì lý do nào đó mà không thể cung cấp, xuất trình giấy tờ gốc/bản chứng thực từ giấy tờ gốc. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ lưu trữ và trích thông tin theo hồ sơ cấp xác nhận cho người dân theo thông tin đã đăng ký để sử dụng thay thế các giấy tờ nêu trên.

Người dân chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy tờ theo quy định hoặc đã thực hiện nhưng chưa được cấp. Khi đó, giấy xác nhận nơi ở hợp pháp được cấp trên cơ sở xác minh thực tế và rà soát hồ sơ của của cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu đơn xin xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

………, ngày … tháng …năm …

ĐƠN XIN XÁC NHẬN CHỖ Ở HỢP PHÁP

Kính gửi:  Ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn):…………………………

Tôi là:………………………………………………………. ; Sinh năm: ………………………………

CMND/CCCD số: ……………… ; Cấp ngày …/…/…… Nơi cấp……………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đến Ủy ban nhân dân ………………………………trình bày một việc như sau:

Vào ngày ……… tháng …….. năm ……….. tôi đã(nhận chuyển nhượng/xây dựng) …………………..nhà ở, đất ở) tại số ………đường……….…..….…… …xã, phường, thị trấn …………….quận, huyện .……..….., tỉnh/thành phố………………….; ngang …. m, dài …. m, tổng diện  tích …..…. m2.

Hiện tại chỗ ở, đất ở của tôi ổn định, không thuộc các trường hợp: đang có tranh chấp; nằm trong diện quy hoạch; nhà xây dựng trái phép và các trường hợp vi phạm pháp luật khác về nhà ở.

Vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Ủy ban nhân dân …………………………….. xác nhận chỗ ở hợp pháp của tôi theo địa chỉ trên.

Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xác nhận của UBND…………………….Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú
Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XÁC NHẬN NHÀ Ở HỢP PHÁP

Kính gửi: UBND………………………………………………………………………………..

Họ và tên:………………………………………. Sinh năm:…………………………………………

Giấy CMND số:……………….. Ngày cấp:…./…../……… Nơi cấp: CA …………….

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Tôi có chỗ ở hợp pháp tại địa chỉ số:……………. ấp…………………………………………..

xã …………………….. huyện ……………….……… tỉnh …………………………

ĐẶC ĐIỂM, NGUỒN GỐC, TÌNH TRẠNG CHỖ Ở

– Loại chỗ ở:………………………………….. ; diện tích:…………………………………..

– Nguồn gốc:

+ Mua:……………………………………………………………………………………………..

+ Tự xây cất:……………………………………………………………………………………..

Đề nghị Ủy ban nhân dân xã ……………….……… xác nhận để tôi bổ túc hồ sơ đăng ký ………..


…………, ngày……..tháng……..năm 20
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

THẨM ĐỊNH:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

XÁC NHẬN CỦA UBND:…………………….(ký, ghi rõ họ tên)CÁN BỘ THẨM ĐỊNH(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải mẫu đơn tham khảo tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp

  • Phần kính gửi: Tên UBND xã, phường nơi có nhà ở cần xác nhận.
  • Tên của người yêu cầu: Cần phải ghi rõ ràng họ và tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ.
  • Mục đích xác nhận tình trạng nhà ở để làm gì.
  • Thông tin nhà ở cần xác nhận: trình bày rõ diện tích, kết cấu cơ bản của công trình, địa chỉ nhà ở, vị trí tiếp giáp, thời hạn sử dụng…
  • Phần đề nghị: Cần ghi rõ đề nghị UBND cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài. Hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại. Nhà không nằm trong bất cứ quy hoạch nào. Không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Nhà ở đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhà ở.
  • Cuối cùng cần phải ký và ghi rõ họ tên.

Đăng ký thường trú và điều kiện hợp pháp

Trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh:

Căn cứ Điều 19 Luật cư trú năm 2006, điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh là công dân phải có chỗ ở hợp pháp, và chỗ ở hợp pháp đó tại tỉnh nào thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ của người khác thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đó đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Căn cứ Điều 20 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012 đối với đăng ký thường trú thủ đô Hà Nội:

– Công dân phải có chỗ ở hợp pháp đồng thời phải có thời gian tạm trú nhất định, cụ thể:

+ Đăng ký thường trú vào khu vực nội thành Hà Nội:

Phải có thời gian tạm trú liên tục từ 03 năm trở lên tại nội thành.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà do đi thuê ở nội thành của các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở. Đối với nhà đi thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân tối thiểu đầu người theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (phải có được văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho công dân đó đăng ký thường trú vào nhà thuê).

+ Đăng ký thường trú vào các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

Thời gian tạm trú tại thành phố đó phải từ 01 năm trở lên, đăng ký thường trú vào các quận thì phải có thời gian tạm trú từ 02 năm trở lên tại thành phố đó.

– Những người trước đây đã từng đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương nay quay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

– Thuộc một trong hhững trường hợp sau đây mà được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình:

+ Người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc vẫn còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng. Nay đăng ký thường trú khi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột hoặc người giám hộ;

+ Những người là vợ, chồng, cha, mẹ, con về ở với nhau;

+ Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại về ở với cháu ruột của mình;

+ Những người bị khuyết tật, những người bị mất khả năng lao động, người bị mắc các bệnh tâm thần. Bị mắc các bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức, mất đi khả năng điều khiển hành vi của mình khi về ở cùng với người thân (anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột); hoặc người giám hộ;

+ Người nghỉ hưu, hết tuổi lao động, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người đã thành niên nhưng còn độc thân về ở với ông, bà nội, ông, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

– Những người được tuyển dụng, điều động làm việc tại các cơ quan, tổ chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

– Đối với những người đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Diện tích tối thiểu bình quân đầu người theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố phải được bảo đảm và được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

+ Có văn bản đồng ý của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty, Đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Những loại giấy tờ nào có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?

Căn cứ vào điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì loại giấy tờ có thể chứng minh: Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân; Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp; Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở; Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức)

Trình tự thủ tục xác nhận nơi ở hợp pháp là gì?

Đối với cá nhân:
Tự hoàn thiện hồ sơ hoặc đến UBND xã, phường, thị trấn để được cung cấp hồ sơ, tư vấn hướng dẫn lập các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ, các yêu cầu, điều kiện ( nếu có yêu cầu )
Nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” của UBND xã, phường, thị trấn .
Nhận kết quả
Đối với UBND xã, phường, thị trấn:
Cung cấp hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện.
Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ do bộ phận “một cửa”của UBND xã, phường, thị trấn chuyển đến.
Trả kết quả

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.