Đối tượng của giao dịch dân sự năm 2023 được quy định thế nào?

16/03/2023
Đối tượng của giao dịch dân sự
283
Views

Khách hàng: Theo như tôi thấy thì các giao dịch dân sự được diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vì vậy tôi muốn tìm hiểu thêm về các quy định về giao dịch dân sự. Tôi có một ví dụ như thế này: “Hai bên làm hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất thì hai bên gia đình cả vợ và chồng đều đã ký tên, điểm chỉ và đi công chứng chứng thực” thì đối tượng của giao dịch dân sự là cái gì? Là quyền sử dụng đất hay là hợp đồng hay là quyền và nghĩa vụ của hai bên? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi và cho tôi biết Đối tượng của giao dịch dân sự năm 2023 được quy định thế nào? Cảm ơn Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Đối tượng của giao dịch dân sự là cái gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản thì đối tượng của giao dịch dân sự là tài sản thuộc sở hữu của mình. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Căn cứ vào khả năng có thể di dời được hay không chia làm bất động sản và động sản:

– Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai (khoáng sản, cây cối đang gắn liền với đất,…), nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật (có thể vẫn di dời được nhưng vẫn xếp vào bất động sản; như quyền sử dụng đất, máy bay, tàu thủy theo thông lệ quốc tế vẫn được coi là bất động sản).

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản: tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lại.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Căn cứ vào cách thức khai thác tài sản: hoa lợi và lợi tức

– Hoa lợi: là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (ví dụ như có con gà là tài sản gốc, chăm sóc nó và nó đẻ trứng thì quả trứng đó là hoa lợi).

– Lợi tức: là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản, có được khi khai thác pháp lý tài sản gốc, thường biểu hiện thành tiền (ví dụ như gửi tiền ở ngân hàng, tiền lãi sinh ra là lợi tức).

Căn cứ vào việc khai thác tài sản căn cứ vào tính năng độc lập hay không: vật chính và vật phụ

– Vật chính: là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo chức năng

– Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Ví dụ như ti vi và điều khiển ti vi. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân chia tài sản thành vật chia được và vật không chia được

– Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. (bánh, 1 cân gạo,…)

– Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. (xe máy, ti vi,…)

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Đất không phải lúc nào cũng có thể chia được.

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

– Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. (xăng, gạo nấu thành cơm,…). Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

– Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. (ô tô, xe máy,…)

Vật cùng loại và vật đặc định

– Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

– Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. (bức tranh của 1 họa sĩ nổi tiếng,…)

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. (đôi giày, xe máy,…). Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Căn cứ vào chế độ pháp lý đối với tài sản

  • Tài sản bị cấm lưu thông (cổ vật quốc gia, vũ khí,…)
  • Tài sản hạn chế lưu thông (ngoại tệ,…)
  • Tài sản tự do lưu thông.

Quyền sở hữu đối với đối tượng giao dịch được quy định như thế nào?

Quyền sở hữu đối với đối tượng giao dịch gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Đối tượng của giao dịch dân sự
Đối tượng của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự muốn có hiệu lực cần đảm bảo điều kiện nào?

  • Về mặt chủ thể: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Về sự tự nguyện: Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn phải tự nguyện. Nếu không có sự tự nguyện một cách hoàn hảo thì giao dịch dân sự được xác lập không phát sinh hiệu lực.
  • Về mục đích và nội dung: Mục đích và nội dung của giao dịch phải phù hợp với luật, không được trái với điều cấm của luật, không trái với chuẩn mực xã hội
  • Về hình thức: giao dịch dân sự phải thỏa mãn điều kiện về hình thức nếu luật có quy định rằng hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Chủ thể của giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là bình đẳng. Mỗi cá nhân có khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên có những cá nhân bị hạn chế khả năng  được hưởng quyền và nghĩa vụ của họ (người nước ngoài bị hạn chế quyền sử dụng đất). Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân thông qua người đại diện hợp pháp. Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của pháp nhân để xét xem việc phù hợp với giao dịch dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân và pháp nhân phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. (có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp).

Sự tự nguyện hoàn toàn khi các bên hiểu đúng, nhận thức đúng đối tượng giao dịch và chủ thể xác lập giao dịch với mình. Hai bên chủ thể mong muốn xác lập giao dịch (nếu chỉ có điều kiện này mà không có nhận thức đúng thì không coi là tự nguyện hoàn toàn).

Mục đích và nội dung của giao dịch đều phải thỏa mãn không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích của người đó khi tham gia giao dịch dân sự.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Điều kiện này chỉ là điều kiện có hiệu lực của một số giao dịch dân sự (không phải là điều kiện bắt buộc cho tất cả các giao dịch dân sự).

Quy định về giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đặc điểm của giao dịch dân sự là luôn thể hiện bằng hành vi có ý thức và thể hiện ý chí của chủ thể. Có 2 dạng của giao dịch dân sự là giao dịch một bên và giao dịch nhiều bên. Hậu quả pháp lý là hành vi làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Giao dịch dân sự có thể tồn tại dưới các hình thức:

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  • Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đối tượng của giao dịch dân sự chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đối tượng của giao dịch dân sự”. Hy vọng những thông tin mà bài viết đưa ra đem đến không chỉ cho bạn mà còn cho các độc giả của chúng tôi phần kiến thức bổ ích. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng của giao dịch bị nhầm lẫn thì xử lý ra sao?

Trường hợp đối tượng giao dịch dân sự bị nhầm lẫn thì sẽ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Hai bên mua bán đồng hồ thì đối tượng của giao dịch dân sự ở đây là gì?

Đối tượng của giao dịch dân sự ở đây là cái đồng hồ được mua bán.

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch đã được chuyển cho người thứ ba ngay tình thì xử lý ra sao?

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.