Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?

10/03/2023
Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?
204
Views

Một trong những tài nguyên có giá trị lớn, vô giá đó chính là đất đai. Pháp luật hiện hành nước ta quy định đất đai được phân chia thành các nhóm đất khác nhau, tương ứng với mục đích sử dụng đất để việc quản lý đất đai được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và mang lại hiệu quả trong quá trình sử dụng đất. Trong những loại đất được pháp luật quy định và công nhận có đất thương mại dịch vụ, hiện nay với quá trình phát triển của kinh tế – xã hội loại đất này ngày càng tăng tương ứng với người sử dụng ngày càng nhiều. Vậy đất thương mại dịch vụ là đất gì? Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đất thương mại dịch vụ là gì?

Căn cứ Phụ lục 1 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về đất thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng:

– Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại;

– Các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại. 

(Kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm)

Như vậy, đất thương mại dịch vụ được sử dụng để xây dựng các cơ sở, công trình được quy định như trên. Do đó, trong trường hợp người dân muốn xây nhà ở phục vụ cho việc sinh sống sẽ không phù hợp.

Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013: Căn cứ vào mục đích sử dụng đất mà đất được chia thành 03 nhóm gồm:

– Nhóm đất chưa sử dụng;

– Nhóm đất nông nghiệp;

– Nhóm đất phi nông nghiệp

Trong đó, nhóm đất phi nông nghiệp, gồm:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất quốc phòng;

– Đất an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo;

– Đất cơ sở tín ngưỡng;

Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?
Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;

– Đất có mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác.

Như vậy, đất thương mại, dịch vụ là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp thuộc đất sản xuất, kinh doanh.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ

– Một là, quyền của người sử dụng đất thương mại dịch vụ:

Được quy định tại các Điều 153, 166, 167 Luật Đất đai 2013 cụ thể, người sử dụng đất thương mại dịch vụ sẽ được các quyền sau đây:

+ Được thuê, thuê lại, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, nhận thừa kế từ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác;

+ Được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

+ Được hưởng kết quả đầu tư trên đất, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên đất;

+ Được thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tranh chấp đất đai hoặc khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

– Hai là, nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ:

 + Phải sử dụng đất đúng mục đích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng ranh giới của thửa đất, đảm bảo bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất đúng quy định về vấn đề sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không và các quy định khác;

+ Thực hiện các nghĩa vụ tài chính;

+ Đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, môi trường, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng bất động sản liền kề; 

+ Giao trả lại đất khi Nhà nước có thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép việc gia hạn thời hạn sử dụng.

+ Khi tìm thấy vật trong lòng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật liên quan;

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ

Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay được phân thành hai hình thức là đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất có thời hạn, trong đó đất thương mại dịch vụ được xác định là đất có thời hạn sử dụng nhất định.

Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất thương mại dịch vụ được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được phê duyệt dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.

Tuy nhiên các dự án đầu tư thương mại dịch vụ lớn và quá trình thu hồi vốn chậm hoặc các dự án đầu tư thương mại dịch vụ tại các khu vực mà có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cần thời hạn đầu tư dài hơn thì thời hạn sử dụng đất là không quá 70 năm.

Hình thức sử dụng đất thương mại dịch vụ như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 153 Luật Đất đai 2013 quy định về hình thức sử dụng đất thương mại như sau:

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức:

+ Nhà nước cho thuê đất;

+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức:

+ Nhà nước cho thuê đất;

+ Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác;

+ Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức:

+ Nhà nước cho thuê đất;

+ Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đất thương mại dịch vụ gồm những loại nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Có được chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ hay không?

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất: Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà sử dụng đất thương mại, dịch vụ dịch vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận sẽ được thực hiện các quyền về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, thế chấp,… theo quy định của pháp luật.
Như vậy về nguyên tắc chung, người sử dụng đất vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Có được thế chấp đất thương mại dịch vụ hay không?

Luật đất đai vẫn cho phép thế chấp đất thương mại dịch vụ nhưng thực tế nhiều ngân hàng có chính sách hạn chế hoặc không nhận thế chấp đất thương mại dịch vụ bởi mục đích sử dụng của loại đất này thường gây rủi ro cho phía ngân hàng, tính thanh khoản thấp…
Hiện chỉ có một số ngân hàng nhận đất thương mại dịch vụ là Agribank, Sacombank…

Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ là gì?

+ Thửa đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ phải không được vướng vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, không nằm trong quy hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng do thu hồi đất;
+ Đất phải được xác định là không có tranh chấp với các bất động sản liền kề hoặc bất cứ một tranh chấp gì liên quan đến quyền sử dụng;
+ Phù hợp với nhu cầu của người sử dụng đất và phù hợp với hạn mức công nhận đất thương mại dịch vụ tại địa phương.
+ Đồng thời phải đảm bảo về diện tích tối thiểu và tối đa của loại đất này theo quy định

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.