Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được xem là hoạt động ý nghĩa của doanh nghiệp hàng năm. Đây là chế độ ưu đãi dành riêng cho người lao động, được nhà nước ủng hộ và khuyến khích. Vì để đảm bảo quyền lợi cho mình việc khám sức khỏe được người lao động rất quan tâm. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí đã không tổ chức khám bệnh cho người lao động. Vậy Doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bị xử lý thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi này là bao nhiêu? Người lao động có được đền bù? Hãy cùng Luật sư 247 làm rõ về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Ý nghĩa của việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ?
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Với người lao động, việc này giúp họ ổn định tinh thần và an tâm công tác làm việc.
Với người sử dụng lao động, công tác này giúp họ nắm được tình hình sức khỏe của nhân viên để điều chỉnh chế độ làm việc cho phù hợp.
Chính vì vậy việc này cần được quan tâm, chú trọng và được pháp luật quy định phải thực hiện.
Nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Theo Khoản 1 Điều 159 Bộ Luật Lao động quy định như sau:
Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
Theo Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động:
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động. Riêng đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
Như vậy, việc tổ chức khám sức khỏe là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thực hiện ít nhất một năm một lần.
Về chi phí tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động:
Tại Điều 21 Nghị định cũng quy định:
“Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ”.
Theo đó, chi phí cho hoạt động khám sức khỏe sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Chi phí này cũng được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Doanh nghiệp không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo các quy định trên thì việc Doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt
Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, mức xử phạt được quy định như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.
Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định trên thì doanh nghiệp là tổ chức. Do đó Theo Khoản 1 Điều 5 thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vậy mức phạt tiền tối đa doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp này là 150.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Cũng theo Khoản 3 Điều 49, Khoản 3 Điều 50, Khoản 2 Điều 52của Nghị định:
“Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;“
“Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;”
“Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động
Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 của Nghị định này:
2. Phạt tiền đến 75.000.000 đồng.“
Theo đó Thẩm quyền xử phạt hành chính với hành vi trên thuộc về các chủ thể:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh thanh tra Bộ lao động – Thương binh và Xã hội
- Cục trưởng Cục an toàn lao động
Người lao động có được đền bù gì không?
Như vậy, khi công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định nêu trên. Ngoài phạt hành chính như nêu trên thì hành vi vi phạm này không bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả nào khác. Bên cạnh đó việc không khám sức khỏe cũng chưa gây ra thiệt hại gì trên thực tế với người lao động. Do đó người lao động sẽ không được đền bù khoản tiền nào trong trường hợp này.
Doanh nghiệp sẽ phải có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sau đó. Nếu tiếp tục không thực hiện thì sẽ bị phạt và tăng mức độ vi phạm của hành vi.
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Doanh nghiệp không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động xử lý thế nào?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Người lao động khấu trừ bao nhiêu % để bồi thường thiệt hại cho công ty?
- Người lao động có quyền làm song song 2 công ty?
- Quy định về người lao động là người giúp việc trong gia đình?
- Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp?
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ luật lao động 2019:
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Chương XI quy định về lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Theo đó những người dưới 15 tuổi vẫn được làm việc nhưng phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019:
“Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động; với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.