Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp?

16/12/2021
Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp?
1142
Views

Lao động là nguồn gốc của sự xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Khi bắt đầu giao kết hợp đồng lao động thường bên tuyển dụng có yêu cầu riêng. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều công ty đưa ra yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động như bằng đại học, căn cước công dân. Yêu cầu này có hợp pháp không? Liệu có nên giao giấy tờ bằng cấp gốc không?

Chào luật sư. Hiên nay tôi vừa tốt nghiệp đại học và chuẩn bị xin việc. Có đi phong vấn ở một số công ty điều kiện khá ổn. Nhưng nhiều nơi tôi phỏng vấn đều yêu cầu tôi phải nộp băng tốt nghiệp đại học bản chính; và các giấy tờ gốc khác. Tôi khá quan ngại vấn đề này; không biết sau khi nghỉ việc hoặc có tranh chấp gì giấy tờ gốc khó lấy về được. Tôi muốn hỏi là công ty yêu cầu giấy tờ gốc có căn cứ pháp luật không? Mong luật sư cho tôi lời khuyên về vấn đề này.

Công ty Luật sư 247 xin giải đáp vấn đề thắc mắc của bạn đọc về vấn đề công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Nội dung bao gồm những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Quan hệ lao động hình thành trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thiện chí hợp tác trong khuôn khổ pháp luật. Nghĩa vụ các bên khi giao kết hợp đồng quy định Điều 16 Bộ luật Lao động 2019:

  • Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về: Công việc, địa điểm; điều kiện làm việc; thời giờ, thời giờ nghỉ ngơi; mức tiền lương, hình thức trả lương; bảo hiểm xã hội; quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh; vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
  • Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực về: Họ tên, ngày tháng năm sinh; giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn; trình độ kỹ năng nghề; xác nhận tình trạng sức khỏe; vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Hành vi giữ bản gốc giấy tờ của người lao động quy định ở đâu?

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019:

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền; tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Từ căn cứ trên, hành vi giữ văn bằng, giấy tờ gốc của người lao động là hành vi không được phép làm khi giao kết hợp đồng lao động cũng như trong quá thực hiện hợp đồng lao động. Vì vậy, khi đi phỏng vấn nhận được yêu cầu giữ bằng hoặc nộp tiền bảo đảm bạn nên từ chối. Việc giữ bằng gốc có nhiều rủi ro, dù theo quy định khi chấm dứt hợp đồng công ty có nghĩa vụ trả lại giấy tờ cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi có thái độ trốn tránh không hợp tác lấy lý do như bị mất, bị thất lạc không thấy. Điều này gây khó khăn và phức tạp khi làm lại giấy tờ.

Công ty giữ bản gốc giấy tờ của người lao động bị xử phạt không?

Hành vi vi phạm pháp luật lao động giữ giấy tờ, văn bằng của người lao động được quy định xử phạt tại Khoản Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

Như vậy, Công ty có hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt từ 20 triệu – 25 triệu đồng. Ngoài ra buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại giấy tờ cho người lao động.

Bản gốc giấy tờ của người lao động bị giữ lại phải làm sao?

Trường hợp bạn đã lỡ giao bằng cấp, giấy tờ cá nhân bản gốc cho người sử dụng lao động thì bạn hãy đề nghị trả lại. Tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp; công ty trốn tránh không trả lại với lý do như mất, thất lạc. Bạn đọc mong muốn bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân có thể tham khảo dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đòi quyền lợi của người lao động.

Sau khi dùng cách thỏa thuận, kiến nghị công ty vẫn không tra giấy tờ. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại về hành vi này đến Phòng lao động thương binh và xã hội để được giải quyết. Ngoài ra, bạn còn có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật này tới Thanh tra Sở Lao động thương Binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở để được xem xét.

Video Luật sư X đề cập đến vấn đề công ty giữ bản gốc giấy tờ của người lao động

Thông tin liên hệ

Bài viết về Công ty yêu cầu giữ bản gốc giấy tờ của người lao động có hợp pháp? Mong răng giúp bạn đọc có thêm thông tin khi bắt đầu bước vào quan hệ lao động; bảo vệ quyền lợi bản thân.

Nếu quý khách hàng đang gặp vấn đề liên quan đến quan hệ lao động cần dịch vụ luật sư hãy liên hệ ngay đến hotline: 0833.102.102. Luật sư X đơn vị hàng đầu bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ việc có được trả giấy tờ đã nộp cho công ty không?

Căn cứ điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng. Trong đó, sau 14 ngày các bên hoàn thành các nghĩa vụ cho nhau. Người sử dụng lao động trả hết lương, trả các giấy tờ liên quan cho người lao động. Thời gian có thể kéo dài vì một số lý do khách quan nhưng khống quá 30 ngày.

Công ty có hành vi gây ảnh hưởng quyền lợi người lao động phải làm sao?

Những hành vi không được phép thực hiện của người sử dụng lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp công ty cố tình có hành vi vi phạm này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Người lao động có quyền gửi đơn tố cáo đến thanh tra lao động tại nơi công ty có trụ sở để được xem xét và giải quyết.

Công ty giữ bằng gốc và làm mất bằng có phải bồi thường?

Hành vi giữ bằng gốc của người lao động của công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đến 25 triệu đồng. Ngoài ra buộc khắc phục hậu quả phải trả lại bằng. Nếu làm mất bằng công ty bồi thường theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể một số chi phí như: chi phí di chuyển làm thủ tục cấp lại bằng, các phí tại cơ sở cấp bằng và chi phí liên quan khi có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.