Điều kiện, tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động

27/09/2021
Điều kiện, tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động
1345
Views

Hiện nay, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh, mạnh mẽ trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực lao động, Nhà nước ta đang từng bước cơ cấu lại nền kinh tế, lực lượng lao động và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn lao động phù hợp với các quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn.

Vậy điều kiện lao động là gì? Các tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động hiện nay được hiểu như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Khái niệm lao động

Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. … Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người.

Điều kiện lao động là gì?

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ trong một không gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó đối với người lao động, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình làm việc.

Phân loại điều kiện lao động

Điều kiện lao động gồm:

  1. Công việc phải làm;
  2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  3. Địa điểm làm việc;
  4. Điều kiện về an toàn lao động;
  5. Vệ sinh lao động;
  6. Bảo hiểm xã hội, tiền lương;
  7. Tiền thưởng và phụ cấp;
  8. Định mức lao động đối với người lao động.

Những điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau phù hợp với các đối tượng lao động khác nhau

Quan hệ lao động là gì?

Quan hệ lao động là quan hệ giữa những người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành quan hệ lao động, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong quan hệ lao động.

Tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động

Về tuổi nghỉ hưu

Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ

Điều 169 Bộ luật Lao động mới nêu rõ:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ.

Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.

Về nghỉ ngày lễ

Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi còn bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 01/9 hoặc 03/9 Dương lịch tùy theo từng năm.

Tổng số ngày nghỉ lễ, tết hàng năm sẽ nâng lên 11 ngày, trong đó: Tết Dương lịch: 01 ngày; Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày Chiến thắng (30/4 Dương lịch): 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động (01/5 Dương lịch): 01 ngày; Ngày Quốc khánh: 02 ngày; Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch): 01 ngày.

Trong những ngày này, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương.

Về tiền lương

Các mức lương tối thiểu do Chính phủ điều chỉnh trong những năm qua bảo đảm bù được trượt giá sinh hoạt và cải thiện tiền lương thực tế của người lao động. .

Tiền lương của người lao động do người lao động với người sử dụng lao động trên cơ sở việc làm, kết quả lao động và mặt bằng tiền lương trên thị trường. Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương và cơ chế trả lương của doanh nghiệp.

Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Giờ làm việc trong ngày không quá 8 giờ, và giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ. Ngoài ra pháp luật lao động cũng quy định tiêu chuẩn làm thêm giờ, người sử dụng lao động có quyền huy động người lao động làm thêm giờ không quá 4 giờ trong ngày, 30 giờ trong một tháng và 200 giờ trong một năm; trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động cũng có quyền thỏa thuận với người lao động về huy động làm thêm giờ không quá 300 giờ trên một năm.

Số giờ làm việc bình quân/tuần của năm 2016 là 44,9 giờ/tuần, số giờ làm việc bình quân/tuần của nam cao hơn nữ và vùng Đông Nam Bộ có số giờ làm việc bình quân/tuần cao nhất trong 6 vùng (48,5 giờ/tuần).

Về an toàn và vệ sinh lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định vai trò trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách,…

Báo cáo Quan hệ lao động động, bảo đảm điều kiện làm việc tốt hơn và có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Về phúc lợi và an sinh xã hội

  • Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm; hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
  • Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2016 là 4,3 triệu đồng; tăng 12,16% so với năm 2015 và chiếm 75% tiền lương bình quân của người lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Điều kiện, tiêu chuẩn lao động tác động đến quan hệ lao động“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2019?

Nếu như Bộ luật Lao động 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động… trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng. 

Quy định về độ tuổi nghỉ hưu đối với người suy giảm khả năng lao động, làm nghề độc hại,…?

Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.

Đặc điểm của lao động là gì?

– Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội
– Lao động là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất
– Lao động còn là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời