Bổ sung nội dung kháng cáo thì Tòa cấp phúc thẩm có giải quyết không?

27/09/2021
Bổ sung nội dung kháng cáo thì Tòa cấp phúc thẩm có giải quyết không
757
Views

Xin chào Luật sư, con trai của tội đã bị Tòa án tuyên án 5 năm tù vì tội cướp tài sản. Con trai tôi có làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa án cấp tỉnh xin giảm nhẹ hình phạt. Nếu tại phiên tòa con trai tôi xin thêm là giảm mức bồi thường thiệt hại. Tôi muốn hỏi Luật sư là Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét yêu cầu bổ sung nội dung kháng cáo không?

Cảm ơn bạn đã liên hệ chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Kháng cáo là gì?

Bản án được tuyên ở phiên tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, trong khoảng thời gian là 15 ngày, nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xem xét lại bản án đó.

Đối tượng có quyền kháng cáo

1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ; có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ; có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi; hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

6. Người được Tòa án tuyên không có tội; có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị; nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Như vậy, pháp luật quy định người kháng cáo có quyền bổ sung kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm

Phạm vi xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Pháp luật đưa ra dự liệu những vấn đề không nằm trong nội dung kháng cáo nhưng có liên quan đến nội dung kháng cáo hoặc có thể xem xét thì Tòa án vẫn sẽ xem xét đến phần nội dung của bản án, quyết định

Theo các quy định nêu trên, bị cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong quá trình xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, trường hợp trước khi bắt đầu phiên tòa vì bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nên Tòa án đã không triệu tập bị hại, đương sự trong vụ án tham gia phiên tòa do phần kháng cáo không liên quan đến họ.

Vì vậy đối với trường hợp này, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền xem xét, quyết định phần kháng cáo bổ sung xin giảm mức bồi thường thiệt hại nhưng phải xem xét một cách thận trọng bảo đảm không được gây bất lợi cho bị hại, đương sự không có mặt tại phiên tòa.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích được cho bạn. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nếu đương sự rút đơn kháng cáo mà nội dung kháng cáo trùng với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát có cần kháng nghị nữa không?

Nếu xét thấy nội dung người kháng cáo đã rút đơn kháng cáo nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm kháng nghị nội dung đó thì Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên đơn kháng nghị.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực không?

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Nếu kháng cáo quá hạn thì có đương nhiên không có quyền kháng cáo không?

 Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời