Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt thế nào?

12/12/2021
Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt thế nào?
383
Views

Hiện nay, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu vực xa xôi hẻo lánh; tình trạng phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng; (đặc biệt là xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người) vẫn tham gia giao thông đang còn là một vấn nạn; tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Vậy hành vi điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009.

Thông tư 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010.

 Hướng dẫn 1395/ĐKVN-VAR ngày 10/9/2010.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Niên hạn sử dụng xe ô tô theo quy định hiện hành

Niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người; (sau đây gọi tắt là xe ô tô) được quy định tại Nghị định 95/2009/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.

– Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.

– Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01/01/2002.

Niên hạn sử dụng của ô tô được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ô tô và xác định dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

(1) Số nhận dạng của xe (số VIN);

(2) Số khung của xe;

(3) Các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của Nhà sản xuất;

(4) Thông tin trên nhãn mác của Nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;

(5) Hồ sơ lưu trữ như:

  • Giấy chứng nhận chất lượng;
  • Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước;
  • Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo;
  • Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý;
  • Chứng từ nhập khẩu.

Các loại ô tô không áp dụng niên hạn sử dụng

– Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).

– Ô tô chuyên dùng; rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

**Lưu ý:

– Ô tô không có ít nhất một trong những tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu trên sẽ được coi là hết niên hạn sử dụng.

– Khi phát sịnh các loại ô tô khác chưa được nêu trong các quy định trên thì các đơn vị Đăng kiểm báo cáo Cục ĐKVN để được hướng dẫn cụ thể.

– Quy định nêu trên không áp dụng đối với xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 5, điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo); và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

Hình phạt bổ sung

Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện; (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách; có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất; xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách); và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, với lỗi điều khiển xe ô tô quá niên hạn sử dụng; thì người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển còn bị tịch thu phương tiện; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Say rượu điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phụ thuộc vào phương tiện điều khiển và nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, cụ thể như sau:

Đối với xe ô tô:

– Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồnPhạt tiềnThời hạn tước GPLX
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởTừ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngTừ 10 tháng đến 12 tháng
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồngTừ 16 tháng đến 18 tháng
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngTừ 22 tháng đến 24 tháng

Đối với xe máy:

Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồnPhạt tiềnThời hạn tước GPLX
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởTừ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngTừ 10 tháng đến 12 tháng
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngTừ 16 tháng đến 18 tháng
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngTừ 22 tháng đến 24 tháng

Đối với xe máy chuyên dùng:

Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồnPhạt tiềnThời hạn tước GPLX
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởTừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngTừ 10 tháng đến 12 tháng
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồngTừ 16 tháng đến 18 tháng
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồngTừ 22 tháng đến 24 tháng

Đối với xe thô sơ:

Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồnPhạt tiền
Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởTừ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởTừ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông”. Hy vọng bài viết có ích cho dộc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xe bán tải chạy cho công ty có cần phù hiệu?

Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Theo đó, công ty có xe tải để chở vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và chuyên chở hàng hóa bán cho khách phát sinh khoản lợi nhuận thông qua giá bán sản phẩm công ty vẫn được coi là phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải. Do vậy doanh nghiệp vẫn thuộc đối tượng phải làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu xe tải.

Không bật đèn xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: 
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.