Trong một số trường hợp văn bản công chứng sẽ bị Toà án tuyên bố vô hiệu. Vậy trường hợp nào văn bản công chứng bị vô hiệu. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu “Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 400. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Quy định về quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.
– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. (khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)
– Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật công chứng 2014 (khoản 4 Điều 2 Luật công chứng 2014).
Công chứng viên đã thực hiện công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có lý do cho rằng việc công chứng vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng, cụ thể: người yêu cầu công chứng không tự nguyện yêu cầu công chứng hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc người yêu cầu công chứng có hành vi làm sai lệch văn bản, hợp đồng công chứng; người, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng nhưng có văn bản được công chứng; hợp pháp hóa các hợp đồng, giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; hợp thức hóa các giao dịch, hợp đồng không cần người làm chứng; người làm chứng, vi phạm thủ tục công chứng; người phiên dịch không đáp ứng đúng, đủ các điều kiện tại Điều 47 Luật Công chứng 2014
Và trên cơ sở các chứng cứ tài liệu được xem xét, đánh giá công khai tại phiên họp, ý kiến của đương sự, những người tham gia tố tụng, phát biểu của Kiểm sát viên và các quy định của pháp luật, Tòa án có thể ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì nội dung quyết định tuân thủ quy định tại Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm đầy đủ các nội dung như sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
+ Quyết định của Tòa án;
+ Lệ phí phải nộp.
Và trong quyết định, Tòa án phải ra quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Vậy, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được hiểu như thế nào? Vấn đề này có những quan điểm khác nhau như sau:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng hậu quả là giao dịch, hợp đồng được công chứng cũng bị vô hiệu, các bên trong hợp đồng trở lại tình trạng ban đầu lúc chưa ký hợp đồng.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, giao dịch, hợp đồng không đương nhiên vô hiệu mà để xác định hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu các chủ thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng, giao dịch vô hiệu. Khi đó yêu cầu này không được giải quyết trong nội dung quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu mà được thụ lý giải quyết bằng một vụ án dân sự khác.
Công chứng các giao dịch và hợp đồng liên quan đến việc xác định tính xác thực và hợp pháp của các giao dịch và hợp đồng cũng như làm cho các giao dịch và hợp đồng có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Vì vậy, khi tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, cần giải quyết vấn đề hợp đồng, giao dịch vô hiệu hay không cũng như hậu quả của việc giao dịch, hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nếu các bên không phản đối việc tuyên bố hợp đồng, hành vi dân sự vô hiệu thì Toà án sẽ quyết định luôn trong quyết định tuyên bố hành vi công chứng vô hiệu. Trường hợp các bên có tranh chấp về việc xác định giao dịch, hợp đồng vô hiệu, việc giải quyết hậu quả của giao dịch, hợp đồng vô hiệu thì trong quyết định tuyên bố chứng thư công chứng vô hiệu, Tòa án chỉ tuyên bố quyền khởi kiện. yêu cầu Tòa án giải quyết xác định giao dịch, hợp đồng vô hiệu. Khi đương sự khởi kiện ra tòa tuyên bố giao dịch, hợp đồng vô hiệu thì để giải quyết hậu quả của giao dịch, hợp đồng vô hiệu, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể để các Tòa án áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS 2015: “Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.”
Mời bạn xem thêm:
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất như thế nào?
- Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ có bị phạt hay không?
- Thay đổi nơi cư trú có được thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Căn cứ theo Điều 52, Luật công chứng 2014 thì người có quyền yêu cầu thực hiện yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là:… “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật..”