Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?

22/07/2022
Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
567
Views

Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao yêu cầu trong quan hệ dân sự. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ một số trường hợp theo quy định. Vậy, chuyển giao yêu cầu theo quy định của Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy tìm hiểu của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?

Phân tích Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền với bên thứ ba (bên thế quyền) nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho bên thứ ba đó. Bên thế quyền là chủ thể mới, có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với mình.

Thực chất, chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng bởi việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Ví dụ: Mua bán hoặc tặng cho quyền đòi nợ….

Khác với việc thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền), trong chuyển giao quyền yêu cầu, khi quyền yêu cầu được chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ giữa bên chuyển quyền và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt và sẽ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ mới giữa người thế quyền với người có nghĩa vụ. Ví dụ: A cho B vay tiền. Sau đó A bán quyền đòi nợ cho C. Lúc này thỏa thuận giữa A và C là chuyển giao quyền yêu cầu. Sau khi thỏa thuận có hiệu lực, quan hệ nghĩa vụ giữa A và B sẽ chấm dứt, thay vào đó chủ thể có quyền đòi nợ B là C.

Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?
Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?

Các trường hợp không được phép chuyển giao quyền yêu cầu:

Theo Khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015:

Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Như vậy, Điều luật cho phép bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được phép chuyển giao quyền yêu cầu cho người khác. Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên có quyền yêu cầu sẽ chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên đặc biệt là bên yếu thế trong quan hệ dân sự, trong một số trường hợp điều luật quy định về việc không được phép chuyển giao quyền yêu cầu. Đó là quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đây là quyền tài sản gắn liền với nhân thân của người có quyền. Cụ thể, quyền yêu cầu cấp dưỡng được pháp luật trao cho những người ở trong những điều kiện đặc biệt và thường có mối quan hệ thân thích với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… bao gồm cả thiệt hại về vật chất cùng thiệt hại về tinh thần cho cả người bị thiệt hại và thân nhân của người bị thiệt hại. Nêu những quyền này được chuyển giao thì nó không còn ý nghĩa đối với người có quyền nữa. Vì vậy, trong trường hợp này pháp luật không cho phép chuyển giao quyền yêu cầu.

Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định về trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu thì các bên cũng không được chuyển giao. Quy định này thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với sự tự do ý chí và sự tự định đoạt của các bên và dự liệu các trường hợp cần thiết khác trong tương lai mà pháp luật cần hạn chế việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?
Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không ảnh hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ bởi lẽ khi thực hiện nghĩa vụ với bất kì ai nhận chuyển giao quyền thì người này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chính vì vậy, pháp luật cho phép việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện quyền dân sự của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Về thủ tục, khi chuyển giao quyền yêu cầu, pháp luật quy định người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ do việc không thông báo gây ra thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này. Tuy nhiên, kể cả trường hợp các bên đã thông báo nhưng do việc chuyển quyền mà phát sinh chi phí tăng lên đối với bên có nghĩa vụ thì cũng phát sinh nghĩa vụ thanh toán của bên chuyển quyền đối với bên có nghĩa vụ. Ví dụ: Do địa điểm của bên thế quyền xa hơn làm phát sinh chi phí vận chuyển đối với bên có nghĩa vụ.

So sánh chuyển giao yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự 2015

Sự giống nhau:

  • Đều phải thông báo cho bên có nghĩa vụ/bên có quyền nếu chuyển giao quyền/chuyển giao nghĩa vụ.
  • Không được chuyển giao trong trường hợp hai bên đã thỏa thuận không chuyển giao hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao, như nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, quyền yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường do xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.
  • Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền/nghĩa vụ, làm phát sinh tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.
  • Sau khi chuyển giao quyền/nghĩa vụ, bên có quyền/nghĩa vụ ban đầu chấm dứt toàn bộ quan hệ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ/quyền
  • Xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các bên.
  • Chỉ áp dụng đối với các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực.

Các điểm khác nhau:

Tiêu chíChuyển giao quyền yêu cầuChuyển giao nghĩa vụ
Chủ thểBên có quyền có quyền chuyển giao quyền cho sang bên thứ ba (người thế quyền)Bên có nghĩa vụ có thể chuyển nghĩa vụ cho bên thứ ba (người thế nghĩa vụ).
Quyền hạnNgười chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ nên việc chuyển giao quyền không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (khoản 2 Điều 365 BLDS).Người đã chuyển giao nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền nên để bảo vệ lợi ích của bên có quyền, việc chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền (khoản 1 Điều 370 BLDS).
Phạm vi– Đối với chuyển quyền yêu cầu có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả các biện pháp bảo đảm đó (Điều 368 BLDS). – Người chuyển giao quyền có nghĩa vụ đối với người thế quyền: người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại (Điều 366 BLDS).– Đối với chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 371 BLDS). – Không quy định về nghĩa vụ của người chuyển giao nghĩa vụ đối với người thế nghĩa vụ.
Hình thứcBằng văn bản và phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển quyền để tránh việc bên có nghĩa vụ phải từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền hay thực hiện nghĩa vụ bổ sung, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (khoản 2 Điều 365).Không có quy định bắt buộc về mặt hình thức.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu?

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức chuyển giao quyền yêu cầu. Tuy nhiên, chuyển giao quyền yêu cầu là một thỏa thuận dân sự nên nó có hình thức của một giao dịch dân sự. Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được quy định như sau:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều kiện chuyển giao yêu cầu như thế nào?

theo quy định của pháp luật, việc chuyển giao quyền yêu cầu phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, quyền yêu cầu phải là quyền yêu cầu có hiệu lực về mặt pháp lý và không thuộc trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015.
– Thứ hai, khi thực hiện chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết. Mặc dù về nguyên tắc là không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác), tuy nhiên bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.
– Thứ ba, trong trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm cũng được chuyển giao.
– Thứ tư, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền, nếu không thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì người chuyển giao quyền yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.