Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?

22/07/2022
Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?
517
Views

Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự. Khi vi phạm nghĩa vụ, các bên tham gia vào quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật. Vậy, Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?
Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?

Phân tích Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015

Trách nhiệm dân sự có thể hiểu là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình. Căn cứ vào quy định trên, pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là:

Bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự

Nghĩa vụ là việc mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản, thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì sẽ gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích của bên có quyền, do đó, họ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó. Bên có nghĩa vụ có thể vi phạm về thời hạn thực hiện, địa điểm thực hiện, đối tượng, phương thức, nội dung nghĩa vụ,…thì đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Như vậy, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ những thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật thì đều bị coi là vi phạm và gánh chịu trách nhiệm dân sự. Theo đó, bên vi phạm có thể sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại, tùy vào từng trường hợp cụ thể và thỏa thuận của các bên.

Trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự

  • Do sự kiện bất khả kháng

Trên thực tế, có nhiều trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện không phải do lỗi cố ý của bên vi phạm, mà do một sự kiện bất khả kháng mà không thể lường trước hoặc kiểm soát được. Thiệt hại xảy ra nằm ngoài dự tính, ý chí của các bên, vì vậy, pháp luật quy định trong trường hợp này, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đã xảy ra. Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ: bão, lũ, động đất,…
Tuy nhiên, trên hết pháp luật vẫn tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí, tự do thỏa thuận và định đoạt  của các bên khi tham gia vào các giao dịch dân sự. Bên cạnh đó pháp luật cũng không thể lường trước được hết các trường hợp có thể xảy ra. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các bên trong những trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định bên vi phạm nghĩa vụ trong trường hợp bất khả kháng vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa quốc tế, nếu trên đường vận chuyển mà gặp bão khiến cho hàng hóa bị hư hỏng một phần, phần còn lại nếu tiếp tục vận chuyển thì sẽ có nguy cơ hư hỏng toàn bộ. Lúc này, để bảo vệ lợi ích của cả bên nhận và cả bên bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể thỏa thuận với bên nhận hàng cho mình được xử lý phần hàng chưa hỏng, sau đó chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ cho bên nhận. 

Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
  • Thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền

Theo nguyên tắc chung, chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do lỗi của mình. Do đó, trong giao dịch dân sự nếu việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho bên kia, những việc không thể thực hiện đó hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự về thiệt hại đó. Xuất phát từ lẽ công bằng, không ai phải chịu trách nhiệm về lỗi của người khác. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mang nghĩa vụ, tránh trường hợp bên có quyền lợi dụng cơ hội cố ý gây thiệt hại để nhận bồi thường.  Ví dụ: A nhận gia công sản phẩm cho B, nguyên vật liệu do B cung cấp, thời hạn là 03 tháng. Tuy nhiên, B đã giao nguyên vật liệu chậm cho A, khiến A không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn. Trường hợp này, A không phải chịu trách nhiệm do lỗi thuộc về B. 

Ý nghĩa của Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015

Có thể nói, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho phía bên kia (người có quyền). Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ dân sự. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là căn cứ để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?
Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự hay không?

Một khi thực hiện hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, nói như các luật gia, hợp đồng là ‘luật’ của các bên. Nói cách khác, hợp đồng có hiệu lực pháp luật sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý mà hậu quả pháp lý căn bản là làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Việc vi phạm của một trong các bên trong hợp đồng sẽ dẫn tới việc áp dụng các hình thức chế tài dân sự.

Trong khi Luật thương mại năm 2005 dành một điều luật quy định rõ ràng các hình thức chế tài trong thương mại, Bộ luật dân sự quy định vấn đề này trong Phần thứ ba (Nghĩa vụ và hợp đồng) – Mục 4. Trách nhiệm dân sự (từ Điều 351 đến Điều 364) và rải rác ở các điều luật khác trong Phần thứ ba Chương XVI Một số hợp đồng thông dụng. Tổng hợp lại có thể thấy hình thức chế tài đơn phương chấm dứt hợp đồng mà một bên trong hợp đồng có quyền bị vi phạm được lựa chọn có thể được coi là một quyền phát sinh từ việc bị vi phạm trách nhiệm dân sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ có mây loại?

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được thành 02 loại:
– Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ.
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm dân sự là gì?

Nghĩa vụ là việc mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản, thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Khi nghĩa vụ không thực hiện thì bên vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra định nghĩa về trách nhiệm dân sự nhưng về mặt khoa học pháp lý có thể hiểu trách nhiệm dân sự là hậu quả bất lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm nghĩa vụ nói riêng.

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ gồm những loại nào?

Người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ.
Loại trách nhiệm này bao gồm:
– Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 BLDS 2015)
– Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 358 BLDS 2015)
– Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 BLDS 2015)
– Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 BLDS 2015).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.