Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?

22/07/2022
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?
1550
Views

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề đặt cọc khi thực hiện một số hợp đồng, giao kết. Khi đó, hình thức hợp đồng đặt cọc và tài sản đặt cọc phải phù hợp với quy định pháp luật. Vậy, quy định về đặt cọc quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?

Phân tích Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015

Trong giao dịch dân sự để đảm bảo thực hiện hợp đồng như mong muốn của bên yêu cầu giao dịch thì thường sẽ tiến hành đặt cọc để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch. Đặt cọc thường là một khoản có giá trị như tiền hoặc tài sản hợp pháp của bên yêu cầu giao dịch và có sự đồng ý của bên nhận cọc.

Việc thực hiện đặt cọc giữa các chủ thể giao dịch phải được thành lập qua văn bản hoặc ghi thành một điều khoản trong hợp đồng giao dịch thay vì bằng lời nói là bởi việc đặt cọc thông qua văn bản hoặc hợp đồng nó sẽ tạo cho giao dịch có tính pháp lý vững chắc, tạo ra sự rằng buộc giữa hai bên chủ thể giao dịch trong quá trình từ lúc đặt cọc đến lúc chính thức thực hiện hợp đồng.

Còn đặt cọc thông qua lời nói sẽ không có hiệu lực pháp lý từ đó nếu sảy ra vấn đề gì trước khi thực giao dịch thì cái thỏa thuận đặt cọc đó sẽ không được pháp luật công nhận. Mục đích chung của đặt cọc là đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, nhưng tùy vào những trường hợp cụ thể mà mục đích của đặt cọc có thể là cả hai.

Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên đặt cọc. Tùy vào từng giao dịch tài sản đặt cọc có thể nhỏ hoặc bằng với giá trị bảo đảm thường thì sẽ không quá 50% giá trị giao dịch, dưới sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên chủ thể giao dịch và sẽ gây ra hậu quả pháp lý cũng như trách nhiệm đối với các bên:

  • Trong trường hợp giao dịch được cấu kết, thực hiện thì theo sự thỏa thuận của các bên phần tài sản đã đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hay sẽ trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc được hưởng trong quá trình giao dịch được thực hiện.
  • Trường hợp giao dịch chưa được thực hiện: Nếu bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì tài sản mà bên đặt cọc trong quá trình giao kết sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc, còn nếu trong quá trình giao kết bên nhận đặt cọc có sai xót hoặc không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch thì sẽ phải bồ thường cho bên đặt cọc một số tiền tương đương giá trị đã đặt cọc trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?

Có phải mọi tài sản hợp pháp và có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc không?

BLDS 2015 không quy định cụ thể về khái niệm tài sản. Tuy nhiên, luật đã liệt kê ra các loại được gọi là tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Điều 328 BLDS 2015 quy định về tài sản đặt cọc bao gồm: Một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Như vậy, tài sản dùng để đặt cọc chỉ bao gồm tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Tuy nhiên, pháp luật về dân sự hiện nay chưa có quy định rõ về tài sản đặt cọc là “Vật có giá trị khác”. “Giá trị” mà BLDS đề cập liệu có phải là giá trị sử dụng (thể hiện qua công dụng mà tài sản đem lại cho người sử dụng) hay giá trị của tài sản dùng để đặt cọc? Điều này còn dẫn đến nhiều vướng mắc đối với tài sản đặt cọc.

Do đó, trước mắt có thể hiểu: không phải mọi tài sản đều có thể dùng để đặt cọc, khi đó sẽ có những tài sản hợp pháp nhưng vẫn không thể mang ra đặt cọc được. Vì vậy, để tránh rủi ro pháp lý, các bên nên sử dụng tài sản đặt cọc là những tài sản đảm bảo được yếu tố chuyển giao như tiền, kim khí, đá quý, không nên dùng những tài sản khó chuyển giao như bất động sản.

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?

Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào?

Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần nghĩa vụ của chủ tài sản đặt cọc. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiên hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)

Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

Do bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì sẽ bị phạt tiền, số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Đặt cọc thường được sử dụng khi nào?

Bản chất của việc đặt cọc là để đảm bảo thực hiện hợp đồng, do vậy hợp đồng đặt cọc thường được lập khi đặt cọc mua nhà, đặt cọc mua đất, đặt cọc thuê nhà…Việc đặt cọc bao nhiêu tiền hoặc bao nhiêu phần trăm do các bên thỏa thuận. Thông thường việc đặt cọc thường chiếm khoảng 10 – 30% giá trị hợp đồng

Việc đặt cọc có phải lập thành văn bản không?

Trước đây việc đặt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 bắt buộc lập thành văn bản tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 thì không bắt buộc. Nếu đặt cọc bằng văn bản cũng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên nếu lập thành văn bản và công chứng thì sẽ dễ dàng hơn khi xảy ra tranh chấp

Phân biệt đặt cọc và trả tiền trước

Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước. Việc phân biệt đặt cọc hay trả tiền trước là rất quan trọng vì hậu quả pháp lí của chúng là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước. Do bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.