Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?

21/07/2022
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?
1484
Views

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào? Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các hậu quả pháp lý của các bên tham gia được xác lập theo quy định pháp luật dân sự. Vậy, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định trong Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?

Phân tích Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015

Theo nguyên tắc chung về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.

  • Không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ; Việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu sẽ làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù hợp đồng đó đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.

  • Khôi phục tình trạng bạn đầu

Tại Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Xảy ra khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng: tài sản đã bị hư hỏng, giảm giá trị; tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm tăng giá trị.

Khi Hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.

  • Hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận

Ví dụ như việc bên bán tài sản hoàn trả lại số tiền đã nhận cho việc bán tài sản, bên mua tài sản hoàn trả lại tài sản đã mua, vẫn là quy định tại Khoản 2 Điều 131 nhưng thường trong trường hợp đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể.

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung gì?
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung gì?
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi

Bên có lỗi ở đây được xác định là bên làm cho hợp đồng vô hiệu hoặc ý thức trước về việc hợp đồng vô hiệu nhưng vẫn cố tình giao kết dẫn đến hậu quả gây thiệt hại. Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau. Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do Hợp đồng vô hiệu không phải là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng.

Vấn đề phức tạp ở đây là xác định lỗi trong thực tế là việc rất khó. Đặc biệt, đối với các trường hợp khác như hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn; Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thực hiện được hay hợp đồng vô hiệu do người giao kết hợp đồng không có quyền định đoạt tài sản mà bên đối tác cũng biết về điều đó thì xác định mức độ lỗi của các bên.

  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

BLDS 2015 đã khắc phục được điểm bất đồng về việc thu hoa lợi, lợi tức khi giao dịch dân sự vô hiệu của BLDS 2005. Theo đó, “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Tạo ra sự thống nhất với tiêu chí để xác định số phận của hoa lợi, lợi tức của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đó chính là dựa vào có hay không có yếu tố “ngay tình”.

Trong một số trường hợp nhất định, tuy bên có quyền bị vi phạm được yêu cầu cơ quan Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng cơ quan Tòa án có thể xem xét để bảo vệ quyền lợi của người ngay tính  được quy định cụ thể tại Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015:

+ Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015.

+ Còn trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị coi là vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì?

Điểm nổi bật của Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 so với luật cũ năm 2005

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu BLDS 2005Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu BLDS 2015
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Về cơ bản BLDS 2015 đã kế thừa những nội dung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2005, tuy nhiên ở BLDS có sự sửa đổi về hình thức, quy định mỗi hậu quả pháp lý thành một khoản riêng. Bên cạnh đó BLDS 2015 có sự sửa đổi về nội dung hoàn trả hoa lợi, lợi tức của bên ngay tình theo hướng bảo vệ cho bên ngay tình: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.” Trong khi đó BLDS 2005 quy định các bên phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đã nhận dù là bên thứ ba ngay tình, chỉ trường hợp hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định pháp luật thì không cần hoàn trả.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là hậu quả pháp luật quy định với các trường hợp giao dịch dân sự không có hiệu lực (một phần hoặc toàn bộ) do không tuân thủ điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực theo điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong sở hữu trí tuệ như thế nào?

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền của người biểu diễn được pháp luật bảo hộ, nhưng một người lừa dối, dọa nạt để người biểu diễn tham gia giao dịch biểu diễn, giao dịch bị tuyên vô hiệu, thì quyền nhân thân của người biểu diễn bị xâm phạm được bồi thường theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thời hạn yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thời hạn tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.