Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu

07/10/2021
giao dịch dân sự vô hiệu
760
Views

Giao dịch dân sự được xem là sự kiện pháp lý thông dụng và phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên; trong thực tế không ít những giao dịch dân sự xảy ra mâu thuẫn; tranh cãi dẫn đến giao dịch ấy bị vô hiệu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu như thế nào?

Theo điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu có quy định: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể; về sự thể hiện ý chí của các chủ thể; về mục đích và nội dung của giao dịch; và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.

Như vậy; các giao dịch được xác lập nhưng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu vì không thực hiện các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được luật quy định.

Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

Vô hiệu tuyệt đối

Giao dịch dân sự tuyệt đối đương nhiên không có hiệu lực từ thời điểm GDDS được xác lập; và thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không bị hạn chế:

  • Giao dịch vô hiệu do vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội ( Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Những giao dịch xác lập với mục đích mua bán những tài sản mà pháp luật cấm lưu thông dân sự như: vũ khí quốc phòng, ma túy; bộ phận cơ thê người… Ngoài ra giao dịch dân sự còn bị tuyên bố vô hiệu khi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội; ví dụ hợp đồng ngăn cản con cái và bố mẹ sống chung; thì hợp đồng này sẽ bị hủy.

Như vậy; tài sản giao dịch và lợi tức thu được có thể bị tịch thu; sung quỹ Nhà nước, hơn nữa các bên tham gia giao dịch dân sự này không những không được pháp luật bảo vệ; mà còn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự; thậm chí có thể bị xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 bộ luật Dân sự năm 2015)

Hành vi giả tạo là hành vi cố ý; muốn đạt được mục đích nào đó nhưng mục đích đó được che dấu có chủ đích; khiến người ngoài cuộc không thể nhận biết ngay được.

Ví dụ; giao kết hợp đồng mua bán tài sản với giá rẻ tượng trưng nhằm che giấu hợp đồng tặng cho tài sản.

Hành vi xác lập giao dịch giả tạo nhằm để trốn tránh một nghĩa vụ nào đó với người khác; hoặc cố ý nhằm chiếm đoạt những lợi ích mà người xác lập giao dịch giả tạo không có quyền hưởng; hoặc có quyền hưởng ít hơn mục đích người đó sẽ đạt được từ việc xác lập giao dịch giả tạo. Giao dịch giả tạo là hành vi cố ý của các bên chủ thể tham gia giao dịch.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức ( Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch; tuy nhiên các giao dịch mà pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực chứng nhận; đăng kí hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ các quy định này thì sẽ bị vô hiệu.

Khi các bên không tuân thủ các quy định này và có yêu cầu của một; hoặc các bên thì Tòa án sẽ xem xét và “ buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định”.

Chỉ khi các bên không thực hiện; và hoàn tất các quy định về hình thức của giao dịch trong thời hạn do tòa án quyết định thì giao dịch mới vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.

Vô hiệu tương đối

GDDS vô hiệu tương đối là giao dịch dân sự chỉ xâm phạm vào lợi ích riêng của cá nhân; chủ thể xác lập giao dịch dân sự ( người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình, không tuân thủ quy định về hình thức; do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép); được chia làm bốn trường hợp. Tòa án chỉ xem xét; tuyên bố GDDSVH đối với giao dịch vô hiệu tương đối) theo yêu cầu của một bên; hoặc các bên tham gia xác lập giao dịch hoặc theo yêu cầu của người đại diện của họ

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.( Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những chủ thể không có; hoặc có nhưng không đầy đủ nhận thức khi thực hiện hành vi. Các hành vi mà họ thực hiện nếu không có sự giám sát; quản lý của người đại diện có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cho chính bản thân họ và những người xung quanh.

Tuy nhiên; giao dịch do những người này xác lập sẽ không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chi vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ. Vì vậy; quy định liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự mà những chủ thể này xác lập là cần thiết.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 126 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên; hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc; sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải được xác định. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Lừa dối trong GDDS là hành vi cố ý của một bên; hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể; tính chất của đối tượng; hoặc của nội dung giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.

Còn đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý làm cho một bên buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm; tài sản của mình; hoặc của người thân.

Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa; cưỡng ép chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối; bị đe dọa, cưỡng ép và tòa án chấp nhận yêu cầu đó.

Như vậy; những giao dịch này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối; cưỡng ép, đe dọa. Khi giao dịch bị tuyên bố là vô hiệu thì bên lừa dối; đe dọa phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với bên bị lừa dối; bị đe dọa.

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của minh ( Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Trong trường hợp này chỉ  áp dụng với người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm xác lập giao dịch người đó rơi vào trạng thái không nhận thức; và làm chủ được hành vi của mình (ví dụ: người say rượu; sử dụng chất kích thích khác…); thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu tòa tuyên bố GDVH. Việc phân định trách nhiệm lỗi; bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

  • Các bên chấm dứt việc thực hiện giao dịch dân sự. Khi một giao dịch dân sự bị vô hiệu; tức là nó không còn giá trị pháp lí ngay từ thời điểm giao kết.
  • Hoàn trả lại tài sản:  Khi một GDDSVH thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng vật thì hoàn trả bằng tiền.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi; lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi; lợi tức đó. Đối tượng mà họ xác lập giao dịch là đối tượng của giao dịch vô hiệu trước đó; họ chỉ là người thứ ba ngay tình nếu như trong trường hợp đó họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết khi tham gia giao dịch; hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khai, minh bạch.
  • Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, thì “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Thông thường khi giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu; pháp luật quy định bên nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; có lỗi và là nguyên nhân trực tiếp làm cho giao dịch bị vô hiệu; thì phải bồi thường cho bên không có lỗi; nếu cả hai bên cùng có lỗi thì mỗi bên tự gánh chịu phần thiệt hài của mình.

Mời bạn đọc xem thêm

Quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự của Tòa án

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giao dịch dân sự là gì?

Theo điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc là hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy; giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương; hoặc đa phươn; biểu đạt ý chí về việc xác lập và thực thi quyền, nghĩa vụ của các chủ thể nhằm đạt được một; hoặc một số lợi ích nhất định của từng chủ thể, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Nhầm lẫn trong giao dịch dân sự là gì?

Nhầm lẫn trong quan hệ GDDS là hiện tượng chủ thể không kiểm soát được đầy đủ các yếu tố liên quan đến giao dịch. Nhầm lẫn có thể liên quan đến nhiều yếu tố; những nhầm lẫn và phổ biến trong đời sống xã hội, chi phối đến quan hệ giao dịch dân sự như nhầm lẫn về chủ thể; về đối tượng giao dịch, về giá cả; về thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện giao dịch…

Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là gì?

Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là GDDS có vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và do giả tạo (xâm phạm lợi ích công cộng, xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm trật tự an toàn xã hội); và được chia làm ba trường hợp; ví dụ: sản xuất, buôn bán hàng giả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời