In ấn là lĩnh vực kinh doanh được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Hiện nay có nhiều sản phẩm từ hoạt động in ấn, chẳng hạn như sách giáo khoa, sách chính trị, tạp chí, báo,… Theo quy định pháp luật hiện hành, dịch vụ in ấn có thể chịu thuế giá trị gia tăng nhưng tùy thuộc vào nội dung in ấn là gì. Vậy dịch vụ in ấn chịu thuế suất bao nhiêu? Những dịch vụ in ấn nào thì chịu thuế giá trị gia tăng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 72/2022/NĐ-CP.
Điều kiện hoạt động của cơ sở in theo quy định hiện hành là như thế nào?
Việt Nam có nhiều cơ sở in ấn, đặc biệt là ở những vùng có nền kinh tế phát triển, đông dân cư, thu hút nhiều lao động. Cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở in ấn phải đáp ứng những điều kiện luật định. Những điều kiện này được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP. Dưới đây là quy định cụ thể về điều kiện hoạt động.
Hiện nay, quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở in được quy định tại Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 72/2022/NĐ-CP đã sửa đổi một số quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở in. Theo đó, điều kiện hoạt động của cơ sở in theo quy định mới nhất là:
Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP;
- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
- Có chủ sở hữu là tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có chủ sở hữu là công dân Việt Nam) hoặc cá nhân là công dân Việt Nam; có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Quy định về việc cấp giấy phép hoạt động in ấn hiện nay ra sao?
Khi đã đáp ứng những điều kiện để thành lập cơ sở in ấn, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập phải chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép hoạt động. Giấy phép hoạt động là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi đưa cơ sở in ấn vào vận hành. Dưới đây là quy định pháp luật về hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động.
Hiện nay, quy định về cấp giấy phép hoạt động in ấn được quy định tại Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
Tuy nhiên, tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 72/2022/NĐ-CP đã sửa đổi một số quy định về cấp giấy phép hoạt động in. Theo đó, từ ngày 01/01/2023 khi Nghị định này có hiệu lực, việc cấp giấy phép hoạt động in được áp dụng như sau:
Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
- Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương và cơ sở in thuộc các tổ chức, doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với cơ sở in quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là chi nhánh có thực hiện chế bản, in, gia công sau in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in.
- Hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải tuân thủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp thực hiện cấp giấy phép hoạt động in cho cơ sở in là chi nhánh không qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động in, cơ quan cấp giấy phép phải gửi bản sao giấy phép cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở in đặt trụ sở chính để phối hợp quản lý.
Dịch vụ in ấn chịu thuế suất bao nhiêu?
In ấn là hoạt động được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn để kinh doanh. Hiện nay, tại Việt Nam, xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở in ấn sách, báo, tạp chí, sách chính trị,… Dịch vụ in ấn có chịu thuế GTGT hay không còn tùy thuộc vào nội dung in ấn là gì. Dưới đây là quy định cụ thể về thuế suất thuế GTGT về dịch vụ in ấn.
Theo quy định tại Điều 1 Công văn số 3304/TCT-PCCS có nội dung như sau:
Tại Điểm 2.6 Mục II phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ; quy định: “In các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm 13, Mục II phần A Thông tư này (trừ in tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền)”, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Điểm 2.6 này quy định cho hoạt động in các sản phẩm là sách, báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa và các ấn phẩm… được liệt kê tại Điểm 13 Mục II phần A Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 nêu trên của Bộ Tài chính.
Trường hợp in các sản phẩm khác không thuộc các loại sách, ấn phẩm nêu tại Điểm 13 Mục II phần A Thông tư số 120/2003/TT-BTC, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
Như vậy tùy thuộc vào nội dung của sách và ấn phẩm được in, hoạt động in sách sẽ có 2 mức thuế suất thuế GTGT 5% hoặc 10% theo nguyên tắc nêu trên.
Xem thông tin liên quan >>
Quy định thay đổi thuế suất thuế GTGT năm 2023 như thế nào?
Ngành công nghệ thông tin không chịu thuế GTGT?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Dịch vụ in ấn chịu thuế suất bao nhiêu? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chuyển đất ao sang đất thổ cư Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP ( điểm b, điểm e khoản 2 sửa đổi bởi điểm b, điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP và điểm c, d, đ khoản 2 bị bãi bỏ bởi Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) theo đó:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
+ Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động in như sau:
– Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
+ Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
+ Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
+ Tem chống giả;
+ Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
+ Bao bì, nhãn hàng hóa;
+ Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản;
+ Các sản phẩm in khác.
Như vậy, theo 2 quy định trên gửi đến bạn tham khảo quy định chi tiết về quy định về sản phẩm in và xuất bản phẩm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động in như sau:
– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in.
– Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in.
– Quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in.
– Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in.
– Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động in.
– Cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký, hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy trong hoạt động in.
– Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in.
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in.