Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào?

24/03/2022
Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào?
688
Views

Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào?

Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào? Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe ô tô hoặc xe máy khi lưu thông nếu không có gương chiếu hậu có thể bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

Căn cứ pháp

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Tại sao cần trang bị gương xe máy?

Gương chiếu hậu được xem là con mắt thứ 3 của người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông. Với kính chiếu hậu bạn có thể quan sát được những phương tiện di chuyển 2 bên trái và phải giúp tránh được những tai nạn bất ngờ.

Trong quá trình chuyển hướng rẽ trái hay rẽ phải nhờ có kính chiếu hậu, người điều khiển các mẫu xe điện mới nhất của thương hiệu VinFast không cần phải quay đầu ra sau để quan sát, đảm bảo an toàn khi đang tham gia giao thông. Bên cạnh đó nhờ kính chiếu hậu, bạn cũng có thể quan sát 2 bên tránh được các tình huống bị trộm cướp trên đường khi di chuyển trên đường.

Quy chuẩn gương chiếu hậu của xe máy: 

  • Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 62cm2. 
  • Với gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm. 
  • Để đảm bảo không vi phạm, ít nhất xe phải có gương chiếu hậu ở bên tay trái, nhưng tốt nhất là nên có ở 2 bên để có tầm quan sát được tốt nhất.

Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và nghị định 100/2019/NĐ-CP; về việc xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có gương chiếu hậu; là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ; và sẽ bị xử phạt khi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc gương có nhưng không có tác dụng (đối với xe mô tô); và không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đối với xe ô tô.

Cụ thể; điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới; trong đó quy định xe cơ giới phải có Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị; thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; cụ thể như sau:

Ô tô nếu không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đều bị xử phạt. (Ảnh minh họa: KT).
Ô tô nếu không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đều bị xử phạt. (Ảnh minh họa: KT).
Đối với người điều khiển xe ô tô; (bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16)

Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000- 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Trường hợp, người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt theo quy định trên.

Gương chiếu hậu của xe máy phải đảm bảo tiêu chuẩn mới được lực lượng chức năng chấp nhận. (Ảnh minh họa: KT).
Gương chiếu hậu của xe máy phải đảm bảo tiêu chuẩn mới được lực lượng chức năng chấp nhận. (Ảnh minh họa: KT).
Theo đó; gương chiếu hậu không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn theo quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT. Một số tiêu chuẩn đối với gương chiếu hậu như sau:

  • Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
  • Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
  • Trong trường hợp gương tròn; đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
  • Trong trường hợp gương không tròn; kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm; nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
  • Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.

Cùng với đó, về thẩm quyền dừng xe xử phạt của cảnh sát giao thông Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra; kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”.

Như vậy; trong trường hợp này; hành vi sử dụng xe mô tô tham gia giao thông không có gương chiếu hậu vi phạm Luật giao thông đường bộ. Vì vậy, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu bạn dừng xe và tiến hành xử phạt.

Xe đạp điện không có gương chiếu hậu có bị xử phạt?

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắc máy thì đạp xe đi được.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;

e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”

Như vậy: Xe đạp điện không được coi là xe gắn máy mà thuộc xe đạp máy là loại xe thô sơ nên sẽ không áp dụng hình thức xử phạt khi không có gương chiếu hậu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đi xe không có gương chiếu hậu bị phạt như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe thấp hơn mức độ cho phép có bị phạt không?

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép có thể bị xử phạt như sau:
– Xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
– Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định cũng sẽ bị xử phạt.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đi xe quá tốc độ gây tai nạn

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường được xác định dựa trên 02 yếu tố: lỗi và thiệt hại thực tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.