Đi dân quân tự vệ bắt buộc không?

16/11/2021
Đi dân quân tự vệ bắt buộc không?
982
Views

Đi dân quân tự vệ bắt buộc không? Trong công tác quân sự; quốc phòng thì Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến lực lượng dân quân tự vệ. Là lực lượng bảo vệ an ninh trật tự xã hội trong địa phương. Vậy Đi dân quân tự vệ bắt buộc không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về nội dung này.

Căn cứ pháp lý

Luật dân quân tự vệ 2019

Nội dung tư vấn

Dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất; công tác; được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp; tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Lực lượng dân quân tự vệ gồm: 5 lực lượng.

  • Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn; ấp, bản; làng; buôn; bon; phum; sóc; tổ dân phố; khu phố; khối phố; khóm; tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.
  • Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
  • Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
  • Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Với lực lượng dân quân như vậy thì Đi dân quân tự vệ bắt buộc không?

Nhiệm vụ của dân quân tự vệ

– Sẵn sàng chiến đấu; chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương; cơ sở; cơ quan; tổ chức.

– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền; an ninh biên giới quốc gia; hải đảo; vùng biển; vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; khu vực phòng thủ; bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự; an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin; chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng; bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

-Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn tham gia dân quân tự vệ

Công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào Dân quân tự vệ:

– Lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.

Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được quy định như sau:

– Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật;

– Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.

Đi dân quân tự vệ bắt buộc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định độ tuổi tham gia dân quân tự vệ như sau:

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi; công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Như vậy, câu trả lời Đi dân quân tự vệ bắt buộc không? là bắt buộc đối với công dân nam từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi và công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.

Các trường hợp tạm hoãn và miễn nghĩa vụ dân quân tư vệ

Đi dân quân tự vệ bắt buộc nhưng nếu thuộc vào 1 trong các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn dân quân tự vệ thì sẽ được miễn; hoặc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ này.

Trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ

– Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi ;

– Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;

– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công chức; viên chức; công nhân quốc phòng; hạ sĩ quan; binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ; công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;

– Có chồng hoặc vợ là cán bộ; công chức; viên chức; thanh niên xung phong được điều động đến công tác làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;

– Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

-Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ

– Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;

– Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;

– Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người làm công tác cơ yếu.

Trên đây nội dung tư vấn “Đi dân quân tự vệ bắt buộc không?”. Nếu có thắc mắc có thắc mắc liên quan đến vấn đề dân quân tự vệ hãy liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Các trường hợp tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất

Công dân nữ có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Câu hỏi thường gặp

Thời gian tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ là bao nhiêu năm?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định thời gian tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ như sau:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định.

Dân quân tự vệ có bao nhiêu thành phần?

Căn cứ Điều 6 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định 05 thành phần dân quân tự vệ như sau:
– Dân quân tự vệ tại chỗ.
– Dân quân tự vệ cơ động.
– Dân quân thường trực.
– Dân quân tự vệ biển.
– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Ngày truyền thống của dân quân tự vệ là ngày nào?

Căn cứ Điều 7 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định Ngày 28 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Dân quân tự vệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Trả lời