Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ

16/11/2021
Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ
475
Views

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ. Hiện nay, kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới nên các hàng hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam rất nhiều. Vậy hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ có đúng hay không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm nhãn phụ của sản phẩm nhập khẩu

Nhãn hàng hóa là bản viết; bản in; bản vẽ; bản chụp của chữ; hình vẽ; hình ảnh được dán; in; đính; đúc; chạm; khắc trực tiếp trên hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước; ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ?

Nhãn phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan; công an hoặc; cơ quan chức năng và người tiêu dùng kiểm soát; phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.

Bên cạnh đó; tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện; hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt; và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nến trên nhãn chưa thể hiện; hoặc chưa thế hiện chưa đúng các nội dung bắt buộc bằng tiếng phải có nhãn phụ thể hiện các nội dung bắt buộc. Trừ các hàng hóa sau đây không cần ghi nhãn phụ:

  • Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
  • Nguyên liệu; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; linh kiện nhập khẩu về để sản xuất; không bán ra thị trường.

Nếu thuộc trường hợp hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ mà không có nhãn phụ thì sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính, cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa có giá trị dưới 3 triệu đồng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Đối với hàng hóa có giá trị trên 3 triệu đồng

Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

-Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

Nội dung bắt buộc ghi trong nhãn phụ

Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc; và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.

Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác; trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm; cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc; và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại; đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa (nhãn gốc), gồm:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy.

Như vậy, Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ và nhãn phụ bắt buộc phải có nội dung Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định..

Cách ghi nội dung của nhãn phụ

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ và cách ghi các nội dung trong nhãn phụ như sau:

Cách ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm

– Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

– Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

  • Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty; tổng công ty; tập đoàn; hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
  • Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau; thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa; nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức; cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành; và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.

– Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức; cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam; thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó; và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.

– Hàng hóa của tổ chức; cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam; thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức; cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.

– Hàng hóa được một tổ chức; cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp; đóng gói; đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp; đóng gói; đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ; và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp; đóng gói; đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.

Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng

– Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày; tháng; năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

  • Mỗi số chỉ ngày; chỉ tháng; chỉ năm ghi bằng hai chữ số; được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày; tháng; năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
  • Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng; năm của năm dương lịch.
  • Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
  • “ngày sản xuất”; “hạn sử dụng”; hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”; “HSD” hoặc “HD”.

-Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất; và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

– Đối với hàng hóa được san chia; sang chiết; nạp; đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia; sang chiết; nạp; đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

– Cách ghi ngày sản xuất; hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc ”Hàng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ”. Nếu có thắc mắc liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?[H1] 

Dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị bay Flycam

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón (cập nhật năm 2021)

Câu hỏi thường gặp

Cách ghi xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi Xuất xứ hàng hóa
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

Những hàng hóa nào không cần ghi nhãn phụ vào Việt Nam?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Kích thước chữ trên nhãn hàng hóa quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
– Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời