Để người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt?
Chào Luật sư. Cháu họ tôi (16 tuổi) thường xuyên mượn xe của tôi để đi chợ. Được biết là 15 tuổi chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy. Tuy nhiên, nếu không cho mượn thì cũng ảnh hưởng đến tình cảm cô cháu. Hôm nay, cháu lại mượn xe của tôi đi chợ thì bị Cảnh sát giao thông lập biên bản. Cháu gọi về cho tôi lên giải quyết. Vậy tôi để người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư 41/2013/TT-BGTVT
Nội dung tư vấn
Độ tuổi được phép điều khiển xe máy?
Căn cứ tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”
Như vậy, cháu bạn mới 16 tuổi thì chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy.
Để người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt?
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”
Như vậy, Người giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển bị liên đới trách nhiệm. Mức xử phạt với mức từ 800.000 đến 2.000.000 đồng.
Người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên”
Như vậy, người 16 tuổi nên sẽ bị xử phạt với lỗi chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô. Mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Các hình thức nộp phạt theo quy định
Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ). Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
- Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt.
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, pháp luật quy định về độ tuổi để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Mỗi độ tuổi nhất định sẽ được quy định các phương tiện nhất định. Việc giao xe cho người 16 tuổi điều khiển là vi phạm luật giao thông. Trường hợp này, không chỉ người điều khiển phương tiện bị phạt; mà cả người giao xe cũng bị phạt. Do đó, khi giao xe cho người khác, cần xem xét độ tuổi của họ có phù hợp không.
Có thể bạn quan tâm
- Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Để người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt? Hi vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính:
Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe máy khi chạy quá tốc độ như sau
Quá tốc độ từ 5-10km/h: 200.000 – 300.000 đồng
Quá tốc độ từ 10-20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
Quá tốc độ từ 20-35 km/h: 6.000.000 – 8.000.000 đồng
Quá tốc độ trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào là bật tín hiệu báo trước mà không chuyển hướng hoặc bật tín hiệu báo trước mà không chuyển làn. Nghị định 100 chỉ có các lỗi chuyển hướng, chuyển làn không có tín hiệu báo trước (xi nhan). Như vậy, hiện nay bật xi nhan mà không rẽ không bị phạt. Tuy nhiên, việc xi nhan mà không rẽ sẽ gây cản trở giao thông. Do đó, bạn nên sử dụng xi nhan đúng cách.