Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông

01/09/2021
Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông
717
Views

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính; hành vi hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân; thì người dân có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan đó xem xét lại:

Xin chào Luật sư: Trong quá trình tham gia giao thông; tôi bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Tuy nhiên ngay sau đó, tôi phát hiện lỗi xử phạt chưa đúng quy đinh. Luật sư cho tôi hỏi: Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông như thế nào? Nếu khiếu nại có được tạm hoãn nộp phạt không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật khiếu nại 2011

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Nội dung tư vấn

Khiếu nại là gì?

Các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm chung nhất về khiếu nại mà tùy vào từng loại khiếu nại; luật và các văn bản hướng dẫn tương ứng sẽ đưa ra các khái niệm khác nhau về khiếu nại. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của pháp luật về khiếu nại; có thể khái quát chung như sau: 

Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là gì?

Khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông; là việc một người không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của CSGT nên thực hiên việc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền 

Trình tự khiếu nại quyết định hành chính

Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 về trình tự khiếu nại; thì khi có căn cứ quyết định hành chính là trái pháp luật; xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì:

Có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc khởi kiện đến Tòa án liên quan đến vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc quá thời hạn mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết lần đầu hoặc khởi kiện đến Tòa án theo quy định Luật tố tụng hành chính.

Đối với quyết định hành chính, của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng); thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khởi kiện đến Toà án.

Các hình thức khiếu nại

Các hình thức khiếu nại được quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011

Người thực hiện việc khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Nếu khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung

khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp; thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại; hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.

Có phải nộp phạt khi khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; thì trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy nếu người nào khiếu nại quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông; thì vẫn phải thực hiện việc nộp phạt trước theo như quyết định xử phạt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông“. Nếu có thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu thực hiện việc khiếu nại

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định hiện nay

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Trả lời