Đầu năm đóng, thuế cuối năm thất nghiệp có được hoàn thuế?

03/01/2022
Đầu năm đóng thuế, cuối năm thất nghiệp có được hoàn thuế?
439
Views

Chào luật sư! Tôi là nhân viên bếp của một nhà hàng kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) và thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đầu năm tôi đã thực hiện nộp đầu đủ thuế theo quy định. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp; nhà hàng phải đóng cửa thường xuyên; tiền vốn đã chi trả cho mặt bằng; trả tiền thực phẩm nên chưa trả lương hết cho nhân viên (trong đó có tôi). Giờ nhà hàng đã đóng cửa hẳn và không còn hoạt động; tôi đã phải nghỉ việc và chưa tìm được công việc nào khác do dịch bệnh; cũng không bán hàng online được do không còn vốn. Tôi muốn luật sư tư vấn đầu năm đóng thuế cuối năm thất nghiệp có được hoàn thuế không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Đầu năm đóng thuế, cuối năm thất nghiệp có được hoàn thuế? như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thuế thu nhập cá nhân là gì

Pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể thuế thu nhập cá nhân là gì? Nhưng ta có thể hiểu “Thuế thu nhập cá nhân” là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Để nộp thuế, cá nhân tiến hành đăng ký mã số thuế cá nhân để thực hiện kê khai nộp; hoàn thuế, hoặc phục vụ cho công việc của cá nhân.

Đối tượng phải nộp thuế: Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân; đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế (bài viết sẽ phân tích dưới đây); phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế; phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên; có những trường hợp người nộp thuế sẽ được hoàn thuế theo quy định. Vậy đó là những trường hợp nào? Đầu năm đã đóng thuế nhưng cuối năm thất nghiệp có được hoàn thuế không? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết!

Quy định về hoàn thuế thu nhập cá nhân

Hoàn thuế áp dụng khi nào

Theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007; cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:

  • Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.
  • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
  • Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy; người thất nghiệp có thể được hoàn thuế trong trường hợp đã nộp thuế và số tiền đã nộp là thừa theo quy định.

Điều kiện hoàn thuế

Căn cứ Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán.

Ngoài điều kiện có đăng ký mã số thuế thì phải có yêu cầu hoàn thuế, cụ thể:

  • Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa; nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ; nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
  • Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế; hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.

Như vậy, hoàn thuế thu nhập cá nhân không phải là thủ tục bắt buộc vì nếu có số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau; trường hợp cá nhân muốn hoàn thuế phải là trường hợp đã được cấp mã số thuế và có đề nghị hoàn thuế.

Thất nghiệp có được hoàn thuế không

Thất nghiệp có được hoàn thuế theo quy định

Căn cứ điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007; tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng mà người nộp thuế nộp chỉ là tiền tạm đóng; khi kết thúc năm thì cơ quan thuế sẽ xác định chính xác số tiền thuế phải đóng (nếu thiếu đóng thêm, thừa sẽ được hoàn).

Sau khi trừ khoản giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế; người phụ thuộc và các khoản được trừ theo quy định của pháp luật (như tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc…); phần còn lại sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân theo mức sau:

  • Phần thu nhập tính thuế đến 60 triệu đồng/năm thuế suất là 5%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng/năm thuế suất là 10%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 120 triệu đồng đến 216 triệu đồng/năm thuế suất là 15%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 216 triệu đồng đến 384 triệu đồng/năm thuế suất là 20%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 384 triệu đồng đến 624 triệu đồng/năm thuế suất là 25%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 624 triệu đồng đến 960 triệu đồng/năm thuế suất là 30%.
  • Phần thu nhập tính thuế trên 960 triệu đồng/năm thuế suất là 35%.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019; trường hợp đến hết năm 2021 người nộp thuế vẫn thất nghiệp (không có thu nhập từ tiền lương, tiền công); nếu số thuế đã tạm đóng trong năm 2021 là thừa thì nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân lên cơ quan thuế (nơi bạn tạm trú hoặc thường trú); thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30/4/2022. Khi đó; cơ quan thuế sẽ thực hiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Thất nghiệp có được hoàn thuế thì thực hiện thủ tục gì

Theo Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thủ tục hoàn thuế được quy định như sau:

Trường hợp 1 về thủ tục hoàn thuế

Trường hợp 1: Tổ chức; cá nhân quyết toán thay cho cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thuộc trường hợp thất nghiệp có được hoàn thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa; nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa; nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.
  • Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

Bước 2. Nộp hồ sơ hoàn thuế

Nơi nộp: Nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý

Trường hợp 2 về thủ tục hoàn thuế

Trường hợp 2: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế thuộc trường hợp thất nghiệp được hoàn thuế.

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan nhà nước hoàn trả khoản tiền thuế mà cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước mà còn dư. Đối tượng được hoàn thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Hồ sơ hoàn thuế?

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.
– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế thì giải quyết thế nào?

Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.