Đang là viên chức có được dự tuyển viên chức vào đơn vị khác?

29/03/2022
Đang là viên chức có được dự tuyển viên chức vào đơn vị khác?
591
Views

Tôi là giáo viên tiểu học. Hiện nay huyện tổ chức thi tuyển viên chức giáo dục. Vậy tôi có thể nộp đơn thi tuyển vào một trường tiểu học khác trong cùng huyện được không? Trường hợp nếu đỗ viên chức thì cần phải làm thủ tục nghỉ việc tại trường cũ, nộp hồ sơ trường mới như nào cho đúng quy định?

Cám ơn câu hỏi của bạn. Viên chức là một trong những chức danh hiện nay mà vẫn được mọi người ưa chuộng. Là một người làm việc cho nhà nước; việc làm và lương ổn định là một trong những yếu tố để mọi người lựa chọn ngành nghề này. Nhiều trường hợp muốn thay đổi chỗ làm việc, dự tuyển vào các đợt tuyển viên chức khác. Như vậy có được không? Có cần đáp ứng điều kiện gì? Để làm rõ vẫn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Đang là viên chức có được dự tuyển viên chức vào đơn vị khác?. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

Theo Khoản 1 Điều 22 quy định về Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ; thành phần xã hội; tín ngưỡng; tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo; chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức

Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức năm 2010 quy định các trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức gồm:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;

– Đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Như vậy, việc đang là viên chức không phải là trường hợp bị cấm dự tuyển viên chức nêu trên.

Do đó, nếu đã là viên chức ở huyện thì hoàn toàn có quyền đăng ký thi viên chức ở các đơn vị khác trong huyện. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức; và hợp đồng làm việc đã ký kết với huyện hoặc đơn vị sử dụng viên chức.

Trường hợp trúng tuyển thì phải được sự đồng ý của đơn vị công tác thì mới được cơ quan có thẩm quyền xem xét chuyển tiếp các thủ tục để hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không sẽ thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và khi tuyển dụng vào đơn vị mới sẽ thực hiện các quy định như áp dụng đối với viên chức mới được tuyển dụng.

Thủ tục nghỉ việc

Theo Khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định:

 Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Do đó trước khi nghỉ việc bạn phải thông báo tới ban Giám hiệu trường cũ bạn làm việc. Việc báo phải trước ít nhất 45 ngày trước khi bạn nghỉ việc.

Đồng thời hoàn thành các giấy tờ để làm thủ tục chuyển đổi công tác sang nơi làm việc mới. Như chốt sổ bảo hiểm xã hội; hưởng các trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian chưa nhận việc mới,…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đang là viên chức có được dự tuyển viên chức vào đơn vị khác?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh ; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; giải thể công ty; ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những việc viên chức không được làm?

Theo Luật viên chức 2010, viên chức không được làm những việc sau:
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức?

Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.