Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

11/06/2022
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
430
Views

Chào Luật sư, tôi có người em họ lấy chồng nước ngoài. Hiện tại họ cũng kinh doanh phát triển tốt, có mong muốn kinh doanh đa quốc gia. Hôm trước em tôi có nhắn tin hỏi về việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam nhưng tôi thì không rành về vấn đề này. Không biết dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào? Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật sư 247 có những ưu điểm gì? Mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu hiện nay ra sao? Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Việc các công ty nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam sẽ song hành với chuyện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là như thế nào? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé:

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Vạy những lưu ý nào cần được ghi nhớ khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam? hãy cùng tìm hiểu nhé:

Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức cá nhân nước ngoài khi đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam cần lưu ý về thẩm quyền đăng ký như sau:

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam cũng cần thiết phải tiến hành công đoạn tra cứu nhãn hiệu.

Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:

– Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu

– Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao

Thủ tục đưăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

Về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

– 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai) và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Về trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các.

Cụ thể hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam ra sao?

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01(một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.

Bước 3: Công bố hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: là 06 (sáu) tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;

Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

– Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;

– Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.

Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không thường trú tại Việt Nam đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Đó là những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động.

Với những bước trên, bạn đã đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có những thắc mắc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam nói riêng hãy nhanh chóng liên hệ với Luật sư 247 để biết chi tiết nhé.

Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam cần lưu ý điều gì?
Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam cần lưu ý điều gì?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác minh tình trạng hôn nhân; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; đăng ký nhãn hiệu; Giải thể công tydịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa gì trên thực tế?

Bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiên.

Khi nào thì một nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ độc quyền?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?

Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.