Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác như thế nào?

08/06/2022
Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác
905
Views

“Bố, mẹ của tôi đã nghỉ hưu và chuyển hộ khẩu từ tỉnh Nam Định lên TP. Hà Nội. Nếu muốn chuyển BHXH, BHYT cho bố, mẹ đến phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội thì phải làm những thủ tục gì và tại cơ quan nào? Mong luật sư sớm trả lời.”

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được phép chuyển sổ BHXH; sang tỉnh khác khi thay đổi nơi ở hoặc địa điểm làm việc. Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác được thực hiện quy định theo quy định của Pháp luật như thế nào; mời bạn đọc tham khảo tại Luật sư 247:

Chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác là gì?

Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác
Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác

Mỗi người lao động khi tham gia BHXH đều được cấp 1 sổ BHXH để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Căn cứ theo Điều 115, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

“Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Người yêu cầu làm 01 bộ hồ sơ gồm Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB) để thực hiện chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể người lao động làm các mẫu hồ sơ tương ứng theo mẫu.

Theo quy định trên khi người hưởng lương hưu, chế độ BHXH có yêu cầu chuyển sổ BHXH; thì làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết nơi đang hưởng lương hưu (Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện). Khi tiếp nhận đủ hồ sơ; trong thời hạn 5 ngày cơ quan BHXH phải thực hiện giải quyết hồ sơ.

Cơ quan chịu trách nhiệm chuyển sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước; có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới; thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Và cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính là:

Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang hưởng lương hưu. Cơ quan này tiếp nhận đủ hồ sơ từ người đang hưởng lương hưu ( người đề nghị) chuyển bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác

Thủ tục chuyển sổ BHXH và chuyển nơi hưởng chế độ BHXH được thực hiện căn cứ vào các văn bản Pháp luật gồm: 

  • Luật BHXH số 58/2014/QH13;
  • Quyết định 838/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 166/QĐ-BHXH.
  • Các văn bản Pháp luật liên quan khác

Người đề nghị chuyển sổ BHXH hưởng lương hưu và các chế độ BHXH khác; thực hiện thủ tục chuyển sổ BHXH theo 3 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị

Nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng

  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu; trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện; hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
  • Người đang chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu; trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ.
  • Trường hợp giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực; và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 2: Thủ tục tại các đơn vị  

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ở địa bàn khác; khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng; lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng.

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:

  • Đối với chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng; cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH thông báo đến người hưởng về thời gian; địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
  • Đối với di chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: Khi nhận được hồ sơ di chuyển hưởng. Thông báo cho người chờ hưởng chế độ biết về việc; đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

Bước 3: Nhận lương hưu trợ cấp sau khi thực hiện chuyển sổ BHXH 

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người hưởng chế độ TNLĐ; BNN một lần, chế độ tử tuất một lần tại nơi cư trú do BHXH tỉnh/huyện khác; BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH CAND giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; và thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm; ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB);
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đến nhận lương hưu; trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT); theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB)
  • Người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ; chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 15B-HSB).

Người lao động lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp qua giao dịch điện tử;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Người lao động nhận trợ cấp tại nơi đăng ký chuyển sổ BHXH mới; bằng một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Thông qua tài khoản ngân hàng của của người lao động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác“. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể cty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xác nhận tình trạng độc thân; giấy phép bay flycam; đăng ký nhãn hiệu, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự  …. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giải quyết đối với việc chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác là bao lâu?

– Giải quyết chuyển đi: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị di chuyển.
– Thông báo khi chuyển đến: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển đến.

Hồ sơ cần chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác để nhận chế độ lương hưu là gì?

– Đơn theo mẫu số 14-HSB ( bản chính);
– Hồ sơ đang hưởng lương hưu và phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu đối với từng loại chế độ ( theo mẫu)
– Giấy giới thiệu trả lương hưu ( theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo mẫu số 17-HSB)

Những lưu ý về hồ sơ chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác là gì?

Thành phần hồ sơ gồm Đơn đề nghị theo Mẫu số 14-HSB (bản chính). Trường hợp không thống nhất về họ, tên, ngày tháng năm sinh giữa chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước và hồ sơ hưởng BHXH cần bổ sung chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.