Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác

11/12/2021
Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác
420
Views

Chào luật sư! Theo quy định của pháp luật thì có rất nhiều tài sản có thể làm tài sản bảo đảm; nhưng trong thực tế người ta thường dùng 1 số loại tài sản như quyền sử dụng đất; ô tô;… và nhiều loại động sản khác. Vậy bên cạnh 1 số trường hợp đặc biệt như đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; tàu biển thì pháp luật quy định như thế nào về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác

Không như đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển; hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi; sửa chữa sai sót, xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; gồm các giấy tờ sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp; trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký; con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm; (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); trừ các trường hợp; Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân; pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
  4. Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí; khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm (nếu có).

Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác; do cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản bảo đảm; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ sau đây:

  1. Các giấy tờ trên (không cần hợp đồng thế chấp;… );
  2. Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu; trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu như sau:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi; bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu; trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký; con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm; hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản; bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân; pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác

Thủ tục chung đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác

Trong thời hạn giải quyết hồ sơ; cơ quan đăng ký ghi thời điểm nhận phiếu (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào phiếu yêu cầu đăng ký; sổ tiếp nhận; nhập thông tin về biện pháp bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Cơ quan đăng ký trả văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; có xác nhận của cơ quan đăng ký; theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định 102/2017; cho người yêu cầu đăng ký.

Các trường hợp khác

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản khác như sau:

Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp; thì cơ quan đăng ký gửi văn bản chứng nhận nội dung đăng ký có xác nhận của cơ quan đăng ký về việc xử lý tài sản; cho các bên cùng nhận thế chấp trong trường hợp một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ; theo địa chỉ được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu.

Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm; đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển; thì khi tài sản bảo đảm đó thay đổi do hoạt động sản xuất, kinh doanh; người yêu cầu đăng ký không phải thực hiện đăng ký thay đổi.

Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong cơ sở dữ liệu có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình; thì cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó; cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký; thì người yêu cầu đăng ký nộp phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót cho Trung tâm Đăng ký. Sau khi nhận phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót; trong thời hạn 01 ngày làm việc; cơ quan đăng ký thực hiện chỉnh lý thông tin và gửi văn bản chứng nhận sửa chữa sai sót cho người yêu cầu đăng ký.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với tài sản là động sản khác thì hồ sơ đăng ký biện pháp mới; đăng ký thay đổi nội dung; sửa chữa sai sót hay đăng ký xóa đều chung 1 bộ hồ sơ; có các loại giấy tờ như phân tích trên (trừ trường hợp xóa đăng ký do cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản ) và Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu là 1 bộ riêng. Thủ tục thì được quy định tại Điều 52 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế chấp ngân hàng là gì?

Dịch vụ vay thế chấp ngân hàng là việc hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu vay vốn, có tài sản thể chấp, nhưng vì một điều kiện nào đó mà ngân hàng không hỗ trợ vay, oặc khách hàng không có thời gian để bổ sung các hồ sơ cho ngân hàng.

Trường hợp tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển thay đổi do sản xuất thì giải quyết như nào?

Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm; đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh; thì khi tài sản bảo đảm đó thay đổi do hoạt động sản xuất, kinh doanh; người yêu cầu đăng ký không phải thực hiện đăng ký thay đổi.

Những loại đất có thể thế chấp theo quy định của pháp luật?

Nhà nước giao trong hạn mức đối với đất nông nghiệp.
Đất được thu tiền sử dụng khi Nhà nước giao.
Đất được trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất đi thuê.
Đất đã được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời