Đối với những người đi xa để làm việc hay học tập, đăng kí tạm trú tạm vắng là một điều vô cùng cần thiết. Tạm trú tạm vắng là cơ sở để chúng ta xác nhận và là căn cứ để có những quyền và nghĩa vụ cần thực hiện ở địa phương mà ta cư trú. Vậy đăng kí tạm trú, đăng kí cần những giấy tờ gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện đăng kí tạm trú
Đăng kí tạm trú là việc công dân đăng kí nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng kí tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020, điều kiện để đăng kí tạm trú bao gồm:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng kí thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng kí tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
- Công dân không được đăng kí tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú.
Đăng kí tạm trú, tạm vắng cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng kí tạm trú
Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng kí tạm trú bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Đối với người đăng kí tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trong trường hợp đăng kí tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân thì hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
- Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng kí tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
Trong trường hợp đăng ki tạm trú theo danh sách thì hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (của từng người) (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
- Văn bản đề nghị đăng kí tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
Hồ sơ đăng kí tạm vắng
Những người thuộc diện như sau phải đăng kí tạm vắng theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các trường hợp trên, trừ trường hợp đã đăng kí tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Khi đó, hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:
- Chứng minh nhân dân thư;
- Phiếu khai báo tạm vắng;
- Sổ hộ khẩu (bản sao).
Các bước thực hiện thủ tục đăng kí tạm trú, tạm vắng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí tạm trú tạm vắng
Tùy thuộc vào các đối tượng có nhu cầu đăng ki tạm trú hoặc là những đối tượng thuộc diện phải đăng kí tạm vắng theo quy định của pháp luật sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như nội dung đã nêu ở mục trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí tạm trú, tạm vắng
Người có nhu cầu đăng kí sẽ nộp hồ sơ tại công an xã, phường, trị trấn nơi tạm trú, tạm vắng. Sau đó cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả đăng kí tạm trú
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì công dân sẽ nộp lệ phí và nhận phiếu tạm trú hoặc là sổ tạm trú theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đăng kí tạm trú, tạm vắng cần những giấy tờ gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
– Chứng minh nhân dân thư;
– Phiếu khai báo tạm vắng;
– Sổ hộ khẩu (bản sao).