Đăng bài giảng của giảng viên lên Youtube có vi phạm quyền tác giả?

26/08/2021
Đăng bài giảng của giảng viên lên Youtube có vi phạm quyền tác giả?
851
Views

Trong 2 năm trở lại đây, hình thức học online ngày càng phổ biến; đặc biệt là ở các trường đại học. Thông thường, sinh viên vẫn ghi âm bài giảng của giáo viên để xem lại khi cần. Tuy nhiên, một số sinh viên lại đăng tải bản ghi âm đó lên các trang mạng xã hội như Youtube để kiếm lợi nhuận. Đăng bài giảng của giảng viên lên Youtube có vi phạm quyền tác giả không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005;

Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Quyền tác giả là gì?

Theo nghĩa hiểu thông thường; quyền tác giả là các quyền đối với sản phẩm, thành quả lao động trí tuệ của một người. Trong luật sở hữu trí tuệ cũng quy định như sau về quyền tác giả:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Theo quy định hiện hành; quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Như vậy, bản ghi âm bài giảng của giáo viên cũng sẽ làm phát sinh quyền tác giả của người giảng viên đối với nội dung bài giảng chứa đựng trong bản ghi. Vi phạm quyền tác giả đối với bản ghi là xamphaamj đến quyền của người giảng viên sở hữu bài giảng đó.

Đăng bài giảng của giảng viên lên Youtube có vi phạm quyền tác giả?

Căn cứ vào luật sở hữu trí tuệ, có quy định như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Bài giảng của giảng viên là một trong các đối tượng được bảo hộ theo luật về quyền tác giả.

Khoản 2 điều 44 luật sở hữu trí tuệ cũng quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Theo đó, giảng viên là người bỏ ra công sức, chất xám; thậm chí là tài chính để đảm bảo chất lượng bài giảng; các thiết bị phục vụ việc xây dựng bài giảng. Vì vậy, giảng viên là người có quyền sở hữu đối với bài giảng của mình. Vì vậy, theo khoản 3 điều 20 luật sở hữu trí tuệ; tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng bản ghi âm bài giảng của giảng viên; phải xin phép và được sự đồng ý của tác giả. Ngoài ra, tổ chức,cá nhân đó còn phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả; nếu không sẽ vi phạm quyền tác giả.

Trường hợp sử dụng bản ghi không vi phạm pháp luật

Điều 32 luật sở hữu trí tuệ có quy định:

Điều 32. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;

b) Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;

c) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;

d) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Như vậy, sinh viên có thể xin phép giảng viên ghi âm lại bài giảng; nhằm phục vụ mục đích học tập, ôn tập. Tuy nhiên, nếu sinh viên có hành vi lấy bài giảng để đăng tải lên mạng xã hội kiếm lợi nhuận là vi phạm pháp luật; có thể phải chịu các chế tài xử lý theo pháp luật hiện hành.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tác giả là gì?

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Quyền tác giả bao gồm những gì?

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ quyền tác giả khi nào?

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ quyền tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời