Cưỡng ép kết hôn và hủy kết hôn trái luật? Cưỡng ép kết hôn có bị xử phạt không? Làm thế nào để xử lý kết hôn trái pháp luật?
“Chào luật sư, khi tôi vừa tròn 18 tuổi thì bố mẹ đã ép kết hôn. Bởi vì gia cảnh khó khăn nên cha mẹ áp tôi phải cưới chồng giàu; do bạn của cha mẹ giới thiệu. Tôi không đồng ý, nhưng cha mẹ uy hiếp nếu không cưới sẽ bỏ đói và đuổi khỏi nhà. Tôi bị ép tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn. Tôi muốn hỏi là làm thế nào để thoát khỏi cuộc hôn nhân này? Mong Luật sư nhanh chóng cho câu trả lời, tôi xin chân thành cảm ơn!”
Hiện nay, kết hôn tự nguyện đã là xu thế của một xã hội bình đẳng, công bằng. Nhưng ở một số nơi, với những phong tục lạc hậu; tư tưởng cổ hủ vẫn tồn tại những cuộc hôn nhân bất bình đẳng. Có nhiều người vẫn bị ép kết hôn với người mình không thích; kết hôn do bị lừa… gây nên nhiều mảnh đời bất hạnh sau khi kết hôn. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với những trường hợp như vậy. Sau đây, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Cưỡng ép kết hôn là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã giải thích rõ: Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể do một trong hai người kết hôn thực hiện; đối với người kết hôn kia hoặc có thể là hành vi của cha mẹ hay người khác; mà người bị cưỡng ép kết hôn lệ thuộc về vật chất hay tinh thần.
Hành vi cưỡng ép kết hôn thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: ngược đãi, uy hiếp tinh thần… làm cho người bị cưỡng ép hoàn toàn không thể làm cách nào khác nên phải kết hôn với người mà họ không mong muốn kết hôn.
Hành vi cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm; theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bởi cưỡng ép kết hôn trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện; quy định tại Điều 8 của Luật này.
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái luật bao gồm:
- Người bị cưỡng ép kết hôn có quyền tự mình yêu cầu; hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép:
+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật; thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Từ quy định trên, chị có thể liên hệ với các cơ quan này; hoặc nhờ người đại diện theo pháp luật của mình để hủy kết hôn trái luật.
Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Khoản 2, 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật; và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
- Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật; hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho: cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Căn cứ Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi chị hủy kết hôn trái pháp luật như trên:
- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng;
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Theo Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn; hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ có thể bị phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; tùy theo mức độ vi phạm chưa cấu thành tội danh.
Cấu thành tội phạm tội cưỡng ép kết hôn
– Măt khách quan:
- Về hành vi, cha mẹ có hành vi sau: Cưỡng ép kết hôn, buộc chị phải kết hôn với người mình không thích;
- Có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ;
- Thủ đoạn phạm tội: Uy hiếp tinh thần, tước đi những lợi ích thiết thân (đuổi ra khỏi nhà, bỏ đói) chị; ngăn trở kết hôn tự nguyện.
– Khách thể
Xâm phạm đến quyền tự nguyện kết hôn của nam và nữ khi kết hôn; và việc duy trì hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo Luật hôn nhân và gia đình.
– Mặt chủ quan
Cha mẹ chị đều thực hiện với lỗi cố ý. Cha mẹ chị nhận thức rõ hành vi của mình là cưỡng ép kết hôn; và còn mong muốn chị phải kết hôn dù biết điều này là không đúng.
– Chủ thể
Chủ thể của hai tội phạm cướng ép kết hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, do đó thường là những người đã thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy cha mẹ chị là chủ thể của tội phạm này.
Cưỡng ép kết hôn có thể bị phạt tù
Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Khi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng nhiều cách khác nhau; gây tổn hại mức độ nhất định đến thể xác, tinh thần của họ có thể cấu thành tội cưỡng ép kết hôn. Hình phạt cao nhất là phạt tù lên đến 03 năm.
Mời bạn đọc thêm
- Kết hôn khi chưa đủ tuổi sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?
- Trình tự thủ tục hủy kết hôn trái pháp luật
- Lừa dối kết hôn và xử lý kết hôn trái pháp luật như thế nào?
- Hủy kết hôn trái pháp luật, trường hợp nào được yêu cầu?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cưỡng ép kết hôn và hủy kết hôn trái luật“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con chung. Việc giao con cho bên nào trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng phải được quyết định rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích của con.
– Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn. Việc giao con cho bên nào trực tiếp nuôi do các bên thỏa thuận. Nếu họ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định. Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom. Quyết định người trực tiếp nuôi con và vấn đề cấp dưỡng cho con phải vì quyền lợi của con.
– Theo khoản 6 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.
Vậy có thể hiểu, kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. Kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ở thời điểm kết hôn một hoặc cả hai bên tham gia việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn do luật định (vi phạm về độ tuổi, sự tự nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị cấm…)