Cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào theo quy định phát luật

21/11/2021
Cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào theo quy định phát luật
387
Views

Cưỡng bức lao động là việc người sử dụng lao động làm việc vượt quá những yêu cầu; điệu kiện mà hai bên đã cam thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng; hoặc thỏa ước lao động tập thể. Vậy cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu hình sự hay không? Đây là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc cụ thể:

Xin chào Luật sư! Tôi đang làm công nhân tại 1 công ty may mặc lớn. Công việc tôi không có gì thay đổi nếu như dạo gần đây; ngoài phải làm công việc mà tôi đã ký kết với công ty trong bản hợp đồng lao động; tôi còn bị sai làm những việc không liên quan chuyên môn của tôi; họ còn đe dọa tôi nếu tôi không làm hoặc không làm tốt thì sẽ bị trừ lương hoặc đuổi việc. Luật sư cho tôi hỏi: hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Cưỡng bức lao động là gì?

Theo Khoản 10 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019; Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Cưỡng bức Lao động là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra cưỡng bức lao động được coi là một trong những căn cứ để NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm c Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.

Dấu hiệu nhận biết Lao động bị cưỡng bức

Dấu hiệu nhận biết cưỡng bức lao động bao gồm:

  • Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt;
  • Hạn chế đi lại; bị cô lập;
  • Bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa;
  • Giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ;
  • Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng;
  • Làm thêm giờ quá quy định.

Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức lao động

Chủ thể thực hiện hành vi cưỡng lao động được xác định là những doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức; hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn; sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì từ ngày 15/4/2020; trường hợp người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động; ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Cụ thể:

“3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng bức lao động

Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội cưỡng bức lao động như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong những trường hợp:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, trong những trường hợp:

  • Có tổ chức; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, trong những trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi của doanh nghiệp bạn là vi phạm pháp luật. Tùy vào từng mức độ mà doạnh nghiệp bạn có bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngược đãi người lao động có bị đi tù không?

Tùy vào tính chất mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động; ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần.

Hành vi ngược đãi người lao động đến một mức độ nhất định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội “Cưỡng bức lao động”; người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động tùy vào từng trường hợp; có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng; phạt tù đến 7 năm và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về hành vi “Cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nghỉ giải lao của người lao động là bao lâu?


Thứ nhất, Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường (Điều 105) từ 06 giờ trở lên trong một ngày; thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp này thời gian nghỉ giữa giờ sẽ không được tính vào thời gian làm việc.
Thứ hai, người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên;thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Thứ ba, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ như trên người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Người lao động có được hoãn thực hiện hợp đồng lao động không?

1. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Xem thêm chi tiết: tại đây

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời