Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?

14/04/2022
Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
1186
Views

Trong ngày cưới, các cô dâu thường được bố mẹ hai bên tặng cho một số tài sản như vàng, tiền… mà dân gian thường gọi là “của hồi môn”. Liệu tài sản này có được coi là tài sản riêng của người vợ không? Để trả lời cho câu hỏi trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết “Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?” sau đây ?

Căn cứ pháp lý

Của hồi môn là gì?

Của hồi môn là món quà ba mẹ chuẩn bị để tặng cho con gái khi đi lấy chồng; của hồi môn phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương, hoàn cảnh của từng gia đình. Món quà này có thể là trang sức, vàng bạc hay tài sản có giá trị.

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Hiện nay không có định nghĩa cụ thể về tài sản riêng vợ, chồng mà chỉ có quy định về các loại tài sản được coi là tài sản riêng vợ, chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Cụ thể: “Khi hôn nhân tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần; hoặc toàn bộ tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.” và “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng; thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản chung của vợ, chồng được xác định như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất; được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?

Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ 2014; tài sản chung vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ, chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung…

Trong khi đó, Điều 43 Luật HNGĐ lại quy định; tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;…

Tùy từng trường hợp thì của hồi môn có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng:

  • Khi của hồi môn được cha mẹ trao trước khi vợ, chồng trước đăng ký kết hôn thì đây là tài sản riêng của vợ;
  • Khi của hồi môn được cha mẹ trao trước khi vợ, chồng sau đăng ký kết hôn hoặc được trao trước khi đăng ký kết hôn hoặc cha mẹ thể hiện ý chí cùng trao cho cả hai vợ chồng nhưng cả hai bên thống nhất sáp nhập vào tài sản chung thì đây là tài sản chung của vợ, chồng.

Như vậy, pháp luật không quy định rõ của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng mà phụ thuộc vào thời điểm người vợ có được của hồi môn. Ngoài ra, khi các bên khởi kiện tại Toà án thì tuỳ vào chứng cứ các bên giao nộp cho Toà án thì Tòa án sẽ xác định đây là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng.

Của hồi môn được chia như thế nào khi ly hôn?

Của hồi môn được tặng đa phần có giá trị lớn nên khi ly hôn, việc phân chia tài sản này thường xảy ra tranh chấp.

Tại Điều 59 Luật HNGĐ, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên khi giải quyết tài sản trong đó có việc phân chia tài sản chung vợ chồng. Bên cạnh đó, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Trong trường hợp nếu không thể thống nhất về phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp; lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Từ những phân tích trên, có thể thấy, nếu người vợ chứng minh được của hồi môn là bố mẹ tặng riêng mình, thì đây là tài sản riêng nên khi ly hôn sẽ thuộc sở hữu riêng của người vợ. Trong trường hợp không chứng minh được điều này, của hồi môn được coi là tài sản chung vợ chồng. Khi ly hôn sẽ giải quyết theo quy định pháp luật về tài sản chung.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “ Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để chứng minh của hồi môn là tài sản riêng vợ, chồng?

Để chứng minh của hồi môn là tài sản riêng của vợ, chồng chúng ta cần chứng minh được:
1/ Thời điểm hình thành tài sản
2/ Nguồn gốc của tài sản

Có thể nhập tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung hay không?

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.