Xin chào luật sư, tôi đã làm việc cho một công ty vận tải hành khách được 2 năm. Mọi việc tôi làm ở công ty đều khá tốt. Tuy nhiên, mới đây công ty thay đổi về cơ cấu, tổ chức. Chính vì thế mà thực hiện cắt giảm nhân sự rất nhiều. Tôi là một trong số nhân viên bị mất việc làm khi công ty thây đổi cơ cấu. Cũng một phần do bất ngờ nên tôi chưa tìm được việc làm ngay, vì thế cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tôi nghe mọi người nói khi mất việc làm sẽ được công ty cũ trả cho một khoản trợ cấp. Vì thế tôi muốn hỏi luật sư là mất việc làm do công ty thay đổi cơ cấu có được trợ cấp mất việc làm không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hiện nay tình trạng các công ty có sự thay đổi về cơ cấu; tổ chức hay sáp nhập công ty đã trở nên phổ biến. Chính hành động này đã khiến cho nhiều người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hay còn gọi là mất việc làm. Vậy người lao động bị mất việc làm do công ty thay đổi cơ cấu có được trợ cấp mất việc không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:
Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, tổ chức người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì?
Điều 42 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Những trường hợp được gọi là thay đổi cơ cấu, tổ chức:
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành; nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế; hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như sau:
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu; công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng; và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm; phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng; và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Lập phương án sử dụng lao động:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động 2019 thì khi chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ; thì trước đó phải lập phương án sử dụng lao động với những nội dung cơ bản.
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng; người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
– Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Khi không thể giữ lại người lao động thì người sử dụng lao động mới có quyền chấm dứt hợp đồng lao động.
Công ty thay đổi cơ cấu có được trợ cấp mất việc làm không?
Khi công ty thay đổi cơ cấu công nghệ thì người lao động mất việc làm sẽ được hưởng các khoản trợ cấp sau:
Trợ cấp thôi việc:
Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9; và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên; mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Như vậy, khi hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Trợ cấp mất việc làm:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ; hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã…
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh; hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã làm được 24 tháng nên bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.
Mời bạn xem thêm
- Chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật?
- Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao?
- Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Công ty thay đổi cơ cấu có được trợ cấp mất việc làm không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.