Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?

15/11/2021
Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?
927
Views

Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người lao động thắc mắc, theo quy định trước đây thử việc phải khấu trừ 10% lương để đóng thuế TNCN. Vậy theo quy định mới nhất Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019;

Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Nội dung tư vấn

Quy định thử việc mới nhất

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động; hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Tuy có thể thỏa thuận thời gian thử việc nhưng thời gian này không quá, quy định sau:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Thời gian này phụ thuộc vào mức độ và tính chất phức tạp của công việc.

Và tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Vậy Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?

Ngoài ra, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc; hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

  • Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động; hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  • Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?

Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định: Tiền lương; tiền công và các khoản có tính chất tiền lương; tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền là thu thập chịu thuế.

Vậy nên, thu nhập của thử việc thuộc đối tượng chịu thuế.

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:

Khấu trừ thuế là việc tổ chức; cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập; cụ thể như sau:

– Thu nhập của cá nhân không cư trú

Tổ chức; cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần; kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức; cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

…..

+ Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Xét thấy, thử việc là người lao động và người sử dụng lao động ký kết với nhau hợp đồng thử việc hoặc một loại hợp đồng lao đồng có thời hạn nhiều nhất là 60 ngày (2 tháng). Ngoài ra, căn cứ quy định mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động; hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề; đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Cho nên, tổng mức trả thu nhập của người lao động trên 02 triệu đồng. Vậy nên, với thắc mắc “Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?” thìngười sử lao động phải khấu trừ 10% lương trước khi trả lương cho người lao động.

Việc khấu trứ này sẽ được hoàn trả lại nếu 1 năm thu nhập của người lao động không đủ để thuộc đóng thuế thu nhập cá nhân (132 triệu đồng/năm đã trừ các khoản miễn trừ).

Mặt khác, trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên; nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế – Mẫu số 02) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế cá nhân và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đến “Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề khấu trừ thuế hãy liên hệ đến hotline 0833102102 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Những đối tượng bắt buộc nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay

Mức phạt khi chậm nộp, không nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?

Câu hỏi liên quan

Thu nhập tiền lương đóng thuế TNCN cá nhân có trừ khoản đóng BHXH không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định: Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Như vậy, thu nhập tính thế từ tiền lương sẽ được trừ khoản đóng BHXH trước khi tính thuế.

Thu nhập từ thừa kế đóng thuế suất bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 quy định khoản thu nhập từ thừa kế phải đóng thuế suất 10%.

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 25 luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
– 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;
– 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
– 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời