Trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước của nước ta được chia thành khá nhiều bộ phận và cơ quan với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Theo đó thì với mỗi cơ quan tùy theo từng vị trí cụ thể mà sẽ có những công chức làm việc trong lĩnh vực đó và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Dựa theo vị trí công tác tại từng lĩnh vực hoặc theo trình độ đào tạo thì công chức sẽ được phân loại khác nhau. Vậy thì ” Công chức loại C là gì”?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Công chức loại C là gì?
Công chức hiện đang được quy định tại Luật Cán bộ công chức, từ đó căn cứ vào từng lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ thì công chức hiện nay sẽ được phân loại theo ngạch công chức tương ứng như chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp….
Căn cứ theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Cán bộ, công chức
…
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan theo quy định nêu trên trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về phân loại công chức A, B, C, D như sau:
Phân loại công chức
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ
…
Như vậy, từ quy định có thể thấy công chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
Các đối tượng thuộc công chức loại C được nêu Tại Mục 6 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bổ sung bởi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP các ngạch công chức loại C, ao gồm:
– Công chức nhóm C1
STT | Đối tượng |
1 | Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng |
2 | Kiểm ngân viên |
3 | Nhân viên hải quan |
4 | Kiểm lâm viên sơ cấp |
5 | Thủ kho bảo quản nhóm I |
6 | Thủ kho bảo quản nhóm II |
7 | Bảo vệ, tuần tra canh gác |
– Công chức nhóm C2:
STT | Đối tượng |
1 | Thủ quỹ cơ quan, đơn vị |
2 | Nhân viên thuế |
– Công chức nhóm C3:
STT | Đối tượng |
1 | Ngạch kế toán viên sơ cấp |
2 | Nhân viên bảo vệ kho dự trữ |
Phương thức tuyển dụng công chức loại C
Công chức là một trong những lực lượng quan trọng trong việc quản lý hành chính Nhà nước, vậy để được trở thành một người côgn chức thì các cá nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện và thông qua những phương thức tuyển dụng nhất định đã được quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ theo Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về phương thức tuyển dụng công chức như sau:
– Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
– Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
+ Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
+ Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
– Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
+ Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Cán bộ, công chức cấp xã;
+ Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
+ Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
+ Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, các phương thức tuyển dụng công chức mới nhất hiện nay là:
– Thi tuyển
– Xét tuyển
– Quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm
Mức lương của công chức loại C
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công chức là nhóm đối tượng được hưởng luognw tù nguồn ngân sách Nhà nước. Vậy nên đối với một trường hợp làm việc tại một vị trí cụ thể nào đó thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà công chức sẽ được áp dụng bậc hưởng lương khác nhau. Vậy thì mức lương của công chức loại C ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lương công chức loại C hiện vẫn được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Theo đó bản lương của 03 nhóm gồm công chức C1, công chức C2 và công chức C3 như sau:
Theo đó bản lương của 03 nhóm gồm công chức C1, công chức C2 và công chức C3 như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương trước 01/7/2023 | Mức lương từ 01/7/2023 |
Công chức loại C – nhóm C1 | |||
Bậc 1 | 1.65 | 2.458.500 | 2.970.000 |
Bậc 2 | 1.83 | 2.726.700 | 3.294.000 |
Bậc 3 | 2.01 | 2.994.900 | 3.618.000 |
Bậc 4 | 2.19 | 3.263.100 | 3.942.000 |
Bậc 5 | 2.37 | 3.531.300 | 4.266.000 |
Bậc 6 | 2.55 | 3.799.500 | 4.590.000 |
Bậc 7 | 2.73 | 4.067.700 | 4.914.000 |
Bậc 8 | 2.91 | 4.335.900 | 5.238.000 |
Bậc 9 | 3.09 | 4.604.100 | 5.562.000 |
Bậc 10 | 3.27 | 4.872.300 | 5.886.000 |
Bậc 11 | 3.45 | 5.140.500 | 6.210.000 |
Bậc 12 | 3.63 | 5.408.700 | 6.534.000 |
Công chức loại C – nhóm C2 | |||
Bậc 1 | 1.5 | 2.235.000 | 2.700.000 |
Bậc 2 | 1.68 | 2.503.200 | 3.024.000 |
Bậc 3 | 1.86 | 2.771.400 | 3.348.000 |
Bậc 4 | 2.04 | 3.039.600 | 3.672.000 |
Bậc 5 | 2.22 | 3.307.800 | 3.996.000 |
Bậc 6 | 2.4 | 3.576.000 | 4.320.000 |
Bậc 7 | 2.58 | 4.559.400 | 4.644.000 |
Bậc 8 | 2.76 | 4.112.400 | 4.968.000 |
Bậc 9 | 2.94 | 4.380.600 | 5.292.000 |
Bậc 10 | 3.12 | 4.648.800 | 5.616.000 |
Bậc 11 | 3.3 | 4.917.000 | 5.940.000 |
Bậc 12 | 3.48 | 5.185.200 | 6.264.000 |
Công chức loại C – nhóm C3 | |||
Bậc 1 | 1.35 | 2.011.500 | 2.430.000 |
Bậc 2 | 1.53 | 2.279.700 | 2.754.000 |
Bậc 3 | 1.71 | 2.547.900 | 3.078.000 |
Bậc 4 | 1.89 | 2.816.100 | 3.402.000 |
Bậc 5 | 2.07 | 3.084.300 | 3.726.000 |
Bậc 6 | 2.25 | 3.352.500 | 4.050.000 |
Bậc 7 | 2.43 | 3.620.700 | 4.374.000 |
Bậc 8 | 2.61 | 3.888.900 | 4.698.000 |
Bậc 9 | 2.79 | 4.157.100 | 5.022.000 |
Bậc 10 | 2.97 | 4.425.300 | 5.346.000 |
Bậc 11 | 3.15 | 4.693.500 | 5.670.000 |
Bậc 12 | 3.33 | 4.961.700 | 5.994.000 |
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công chức loại C là gì” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Theo đó, thời gian tập sự đối với công chức loại C là 12 tháng
Tại Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Như vậy, công chức tập sự nếu có bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức sẽ bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng.